LIÊN KẾT
Truy cập Truy cập: 75636
Truy cập Online: 2
 chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non
Kế hoạch chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trường mầm non
  Email  |  Bản in
Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:36.
Thực hiện công văn số 681/PGD-ĐT ngày 02/10/2013 của Phòng GD&ĐT Cẩm Phả về việc hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” năm học 2013-2014, Trường Mầm non Mông Dương xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, đặc biệt bộ phận chuyên môn PGD Cẩm Phả tạo điều kiện để trường thực hiện tốt các chuyên đề trong năm học.

- Đội ngũ giáo viên đứng lớp có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, năng động sáng tạo, Nhiều đ/c có khả năng nổi trội trong các phong trào, hoạt động chuyên đề, hội thi.

- Học sinh đến lớp được phân đúng độ tuổi, hầu hết rất hứng thú tham gia các hoạt động.

- Hầu hết các bậc phụ huynh rất quan tâm tạo điều kiện trong các phong trào hoạt động của nhà trường.

2. Khó khăn:

- Cơ sở vật chất PHII cña nhà trường hiện nay đang được xây dựng mới, số lượng phòng học bị thu hẹp. Bên cạnh đó để đảm bảo đạt chuẩn PCGD trẻ 5 tuổi, nhà trường thực hiện giải pháp dồn lớp để dành phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi. Vì thế diện tích líp häc của 1 số phòng không đảm bảo vì số cháu đông.

- Cơ sở vật chất: hiện tại chưa có phòng thể chất cho trẻ, 1 số loại dụng cụ thể thao di động chưa đầy đủ, dụng cụ thể thao tự chế chưa phong phú

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

          - Chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ;

 - Tạo động lực, khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ giáo viên và trẻ mầm non trong việc bồi dưỡng khả năng tự học và thực hành; nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chất lượng giáo dục.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh đối với việc phát triển vận động cho trẻ.

- Rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian.

- Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ.

- Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết ngay từ khi còn nhỏ.

III. NỘI DUNG YÊU CẦU

* Đối với Ban giám hiệu:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, nhận thức của giáo viên về phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Mức độ tổ chức thực hiện chương trình và khả năng tiếp cận những vấn đề đổi mới về phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.

- Xây dựng kế hoạch chung và chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện tốt chuyên đề. Đánh giá đúng thực trạng về phát triển vận động cho trẻ mầm non ở các nhóm lớp trong nhà trường.

- Tập trung đầu tư các thiết bị, dụng cụ phát triển vận động cho trẻ, bồi dưỡng đội ngũ đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu triển khai chuyên đề.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự quan tâm, đóng góp ủng hộ của các bậc phụ huynh, các cơ quan doanh nghiệp trong việc đầu tư thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ và phối hợp với nhà trường trong việc hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn, những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ

- Tăng cường hoạt động làm đồ dùng dạy học, các dụng cụ thể thao tự chế đảm bảo số lượng, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả áp dụng trong việc thực hiện chương trình GDMN mới.

- Tổ chức các hình thức thi đua, phát động phong trào thực hiện tốt chuyên đề giữa các nhóm lớp, các tổ trong trường. Động viên khen thưởng kịp thời đối với  tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho chuyên đề.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền mục đích, nội dung chuyên đề “ Phát triển vận động cho trẻ mầm non” nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường và các bậc phụ huynh.

- Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề sau mỗi chủ đề và kết thúc chuyên đề theo biểu điểm đánh giá. Lưu giữ hình ảnh hoạt động của chuyên đề, sản phẩm đồ dùng, dụng cụ dạy học làm tư liệu đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề.

* Đối với giáo viên:

- Nắm được mục đích, yêu cầu phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.

- Khai thác sâu nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của địa phương, của trường lớp.

- Nắm vững các phương pháp giáo dục thể chất, đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ.

- Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc phát triển vận động cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

- Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh hợp tác cùng với giáo viên trong việc phát triển vận động cho trẻ, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề.

- Tạo môi trường giáo dục đảm bảo an toàn khi trẻ tham gia các hoạt động: sắp xếp các góc chơi hợp lí, phù hợp với độ tuổi. Tạo khoảng không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ tự do vận động. Đầu tư đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho việc phát triển vận động của trẻ ở góc chơi. Bổ sung các loại đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng hỗ trợ phát triển các nhóm cơ nhỏ cho trẻ.

- Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ phát triển vận động cho trẻ hợp lí hấp dẫn trẻ tham gia vào hoạt động.

- Tích cực tham gia vào công tác làm đồ dùng, thiết bị dạy học, dụng cụ thể thao trong tháng: Làm từ 3-5 loại đồ dùng, đồ chơi.

- Sử dụng và bảo quản hiệu quả các loại đồ dùng, đồ chơi , các dụng cụ thể thao..

* Đối với trẻ:

- Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian.

- Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi

+ Đối với trẻ nhà trẻ: phát triển các cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay và khả năng phối hợp thị giác, thính giác với vận động; khả năng làm một số công việc đơn giản tự phục vụ trong ăn ngủ và vệ sinh cá nhân (đối với trẻ ở cuối độ tuổi). Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt; một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn.

+ Đối với trẻ mẫu giáo: phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực; khả năng sử dụng một số đồ dùng trong vui chơi, học tập, sinh hoạt. Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

- Xây dựng chi tiết kế hoạch chuyên đề hướng dẫn các nhóm lớp triển khai thực hiện các nội dung yêu cầu của chuyên đề.

- Hướng dẫn các nhóm lớp tư thục triển khai thực hiện nội dung yêu cầu của chuyên đề.

- Bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức thực hiện chuyên đề thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, khuyến khích giáo viên nghiên cứu tài liệu, thông tin, cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu trên trang thông tin, kinh nghiệm làm đồ dùng lẫn nhau…

- Tổ chức khảo sát thực trạng trình độ, năng lực, nhận thức của giáo viên về phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Mức độ tổ chức thực hiện chương trình và khả năng tiếp cận những vấn đề đổi mới về phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.

- Rà soát kế hoạch giáo dục năm học do Ban giám hiệu nhà trường xây dựng về các nội dung giáo dục thể chất cho trẻ. Kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày của giáo viên được thể hiện thông qua việc soạn giáo án tiết học thể dục, thể dục sáng và trò chơi vận động được sử dụng trong tiết học thể dục, trong khi chơi ở trong lớp và ngoài trời trong các thời điểm như: đón trẻ, đi dạo, giờ chơi, hoạt động chiều, trả trẻ…

- Xây dựng kế hoạch học tập chuyên đề cấp thành phố

- Sưu tầm và sáng tác trò chơi vận động phù hợp với trẻ. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động dưới các hình thức: chơi tự do, thi bé khéo tay, Hội khỏe Bé mầm non …

- Tổ chức xây dựng các tiết mẫu, các hoạt động cần trao đổi thảo luận và tổ chức hội nghị chuyên đề cấp trường để triển khai thực hiện chuyên đề đúng tiến độ, đạt hiệu quả.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện chuyên đề của các nhóm lớp để kịp thời bổ sung những thiếu sót để đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện chuyên đề

- Chọn điểm chỉ đạo: Chọn lớp điểm chỉ đạo Lớp 5TD1, 5TC2, 4TB1, 4TA2, 3TC1, 3TA2, NTA1,

- Chỉ đạo tổ chức triển khai làm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học, các dụng cụ thể thao, dụng cụ phục vụ hoạt động phát triển vận động cho trẻ và tạo môi trường giáo dục an toàn trong trường mầm non.

- Tổ chức hội nghị chuyên đề cấp trường để cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm và triển khai đại trà toàn trường tháng 1/2013.

- Tổ chức các tiết mẫu, các đợt thao giảng trong năm để giáo viên lồng ghép các hoạt động một cách linh hoạt để kích thích trẻ tích cực tìm ra các chức năng sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động, qua đó rút ra phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hiệu quả.

- Đánh giá chuyên đề theo giai đoạn.

- Tổng kết đánh giá, rút kinh nhiệm sau chuyên đề.

Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Trong quá trình thực hiện, nhà trường rất mong nhận được sự chỉ đạo giúp đỡ của Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả để giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xin trân trọng cảm ơn!

                                                              Cẩm Phả, ngày 14 tháng 10 năm 2013

HIỆU TRƯỞNG   

 

 

                                                                                                                                          Nguyễn Thị Nguyện

 

 

 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THEO GIAI ĐOẠN

 

Giai ®o¹n

NhiÖm vô träng t©m

Ng­êi thùc hiÖn

BiÖn ph¸p chÝnh

Thêi gian

KÕt qña

Giai đoạn

tháng 9,10,11

 

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề cấp trường.

Chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch chuyên đề tại nhóm lớp.

- Yêu cầu GV nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung của chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường MN”

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng lớp điểm chuyên đề

 

 

 

- Phát động phong trào thi đua chào mừng 20/10 đến 20/11.

 

 

 

  

-BGH

 

 

 

 

 

 

Giáo viên.

 

 

 

 

 

 

- BGH 

GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Toàn trường.

- Khảo sát trình độ, chất lượng giáo viên, nghiên cứu hướng dẫn của PGD trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề

 

 

Tự học tập bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do phòng, nhà trường tổ chức để nắm vững nội dung, cách thức tiến hành

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn toàn trường, thảo luận bàn bạc thống nhất chọn giáo viên giỏi có khả năng để thực hiện chuyên đề:

- Xây dựng lớp điểm chuyên đề ở các lớp (5TD1, 5TC2, 4TB1, 4TA2, 3TC1, 3TA2, NTA1)

- Tổ chức  thao giảng chào mừng ngày 20/10, 20/11.

- Phát động phong trào làm đồ dùng, dụng cụ thể thao phục vụ các hoạt động phát triển vận động cho trẻ tới đông đảo đội ngũ giáo viên và phụ huynh trong toàn trường 

 

Tháng 8

 

 

Tháng 9+10

 

 

Tháng 9

 

 

 

 

 

Tháng

9 + 10

 

 

 

 

 

Tháng 10.

 

 

 

Tháng 10 +11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn III

Tháng 3, 4, 5

 

- Xây dựng kế hoạch dự giờ thao giảng, Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày 8/3.

 

 

- Tiếp tục Sưu tầm và sáng tác trò chơi vận động phù hợp với trẻ. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động dưới các hình thức: chơi tự do, thi bé khéo tay, Hội khỏe Bé mầm non ..

- Tiếp tục tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn và công tác kiểm tra dự giờ thao giảng việc thực hiện các nội dung phát triển vận động cho trẻ.

 

- Thực hiện tốt công tác đánh trẻ, đánh giá giáo viên thực hiện chuyên đề.

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo tổng kết chuyên đề.

BGH

Giáo viên

 

 

 

 

 

 

Toàn trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BGH

Tổ trưởng

 Giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

BGH

Giáo viên

 

- Xây dựng kế hoạch dự giờ và tổ chức thực hiện đúng kế hoạch, thực hiện tốt và rút kinh nghiệm về phương pháp giáo dục trẻ .

 Thao giảng nâng cao chất lượng giáo dục . 

- Thực hiện phong trào tự làm đồ dùng dụng cụ thể thao dạy trẻ.      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung phát triển vận động của giáo viên, trẻ trên nhóm lớp.

- Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn phong phú, tổ chức thực hiện đúng kế hoạch.

- Chỉ đạo các lớp đánh giá trẻ theo các lĩnh vực phát triển. yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. BGH đánh giá giáo viên thực hiện chuyên đề.

 Báo cáo tổng kết chuyên đề.

 

Tháng 3+4 +5

 

 

 

Tháng 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 5

 

 

 

  

DANH SÁCH CÁC LỚP ĐIỂM

THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON

STT

LỚP

GHI CHÚ

1

NHÀ TRẺ A1

 

2

3TUỔI C1

 

3

3TUỔI A2

 

4

4 TUỔI B1

 

5

4 TUỔI A2

 

6

5 TUỔI D1

 

7

5 TUỔI C2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn tin: BGH
Số lần đọc: 3795  - Cập nhật lần cuối:  12/10/2013
Về trang trước   Bản in   Email   Về đầu trang

Tìm theo ngày:   
  Bài đã đăng
Trang chủ | Tài nguyên | Diễn đàn | Quản trị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG MẦM NON MÔNG DƯƠNG  
Bản quyền thuộc về: Trường mầm non Mông Dương
Địa chỉ:
Điện thoại:
E-mail:
Website:
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà