LIÊN KẾT
Truy cập Truy cập: 106177
Truy cập Online: 7
 chiến lược phát triển
Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục trường Mầm non Cộng Hòa giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030
  Email  |  Bản in
Thứ năm, 21/11/2024 | 20:30.
Chiến lược phát triển giáo dục trường Mầm non Cộng Hòa giai đoạn 2020- 2025 tầm nhìn đến năm 2030

 PHÒNG GD&ĐT CẨM PHẢ

TRƯỜNG MN CỘNG HÒA

 

 

Số: 54a/KH-MNCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

       Cộng Hòa, ngày 08 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

Chiến lược phát triển giáo dục trường Mầm non Cộng Hòa

giai đoạn 2020- 2025 tầm nhìn đến năm 2030

 

 

Phần thứ nhất

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Để thực hiện đường lối đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi các cơ sở giáo dục nói chung và các trường Mầm non nói riêng phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của từng nhà trường trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, Trường Mầm non Cộng Hòa xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020- 2025 tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của nhà trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường.

Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Mầm non Cộng Hòa là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. Tập thể sư phạm Mầm non Cộng Hòa quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục thành phố Cẩm Phả nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2. Căn cứ xây dựng Kế hoạch

- Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;

- Nghị quyết số 29-NQTW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới ăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Văn bản số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp nhất Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010, Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 và Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14/5/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non.

- Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.

- Thông tư Liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập;

- Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;

- Thông tư số: 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; Thông tư số: 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- Đề án 25 của Tỉnh Quảng Ninh “đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy biên chế”.

- Chương trình hành động số 22-Ctr/TU ngày 10/4/2018 của Thành ủy Cẩm Phả thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII;

- Nghị quyết số 16/2018-NQ/TU ngày 20/7/2018 của BCH Đảng bộ thành phố Cẩm Phả “Xây dựng thành phố Cẩm Phả giàu đẹp, văn minh và nghĩa tình”;

- Kế hoạch số 90-KH/UBND ngày 27/4/2018 của UBND thành phố Cẩm Phả về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII;

- Đề án phát triển giáo dục trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030; kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 02/5/2019 của UBND thành phố Cẩm Phả thực hiện Đề án phát triển giáo dục trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Kế hoạch số 193-KH/PGD ngày 31/3/2020 của Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Cẩm Phả v/v Triển khai thực hiện thực hiện Quyết định số 1677/QĐ-TTg, ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn thành phố Cẩm Phả;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cộng Hòa nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết Đại hội Chi bộ trường MN Cộng Hòa nhiệm kỳ 2020- 2022 và các kế hoạch, quy hoạch phát triển của địa phương.

Phần thứ hai

MÔ TẢ KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG TRƯỜNG MN CỘNG HÒA

(MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG)

                   

- Cộng Hoà là xã miền núi, vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Đông thành phố Cẩm Phả, tiếp giáp với huyện Ba Chẽ, Vân Đồn và xã Cẩm Hải. Với diện tích hành chính là 80km2; có 9 thôn, 24 xóm; 803 hộ dân với 3.438 nhân khẩu, 7 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn (gồm: Kinh, Sán dìu, Tày, Nùng, Dao, Sán chỉ, Mường) trong đó dân tộc ít người chiếm 42% dân số trong xã.

- Xã Cộng Hoà có tiềm năng KT chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và chăn nuôi gia súc... Trong những năm gần đây từ một xã nghèo so với các phường, xã của thành phố Cẩm phả, thực hiện chương trình xây dựng “Nông thôn mới”, đến nay cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh và các công trình công cộng được nâng cấp theo tiêu chí nông thôn mới. Đời sống kinh tế và văn hóa của người dân dần được cải thiện.

- Công tác văn hoá - xã hội luôn được cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương quan tâm, đó là phong trào xây dựng “Nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”. Đến nay, có 9/9 thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa. Tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt từ 90 - 95% trở lên, 9/9 thôn có nhà văn hóa thôn được sử dụng hiệu quả.

- Trên địa bàn xã có 3 bậc học với 2 cơ sở Giáo dục từ Mầm Non tới TH- THCS. Hệ thống giáo dục được củng cố phát triển về cả số lượng và chất lượng, đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được đáp ứng. Hệ thống giáo dục được củng cố phát triển về cả số lượng và chất lượng, đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được đáp ứng. Nhà trường đã hoàn thành, duy trì, giữ vững phổ cập giáo dục.

- Trường Mầm non Cộng Hòa được thành lập theo Quyết định số 3245/QĐ-UBND ngày 30/9/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả, trên cơ sở tách ra từ trường PTCS Cộng Hòa. Từ năm 2011 đến nay là trường Mầm non Cộng Hòa. Tính đến tháng 3/2020 trường có tổng số 196 học sinh/8 lớp (các độ tuổi từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi). Trường có 03 điểm trường nằm trên địa bàn xã Cộng Hòa. Nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến hàng năm. Trường được công nhận là trường Chuẩn quốc gia mức độ 1 (năm 2016).

Nhà trường luôn được quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; cơ sở vật chất của nhà trường hàng năm được tu sửa, bổ sung khang trang, sạch, đẹp, đảm bảo cho công tác chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo Điều lệ trường mầm non, nhiệt tình trong công tác, có năng lực và có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

 I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1. Học sinh

1.1. Đim mnh

- Là trường hạng I với 3 điểm trường và 8 lớp học, trong đó có 2 lớp 5 tuổi, 2 lớp 4 tuổi, 2 lớp 3 tuổi, 1 lớp nhà trẻ và 1 lớp ghép 3 độ tuổi. Tỉ lệ trẻ ra lớp được duy trì và tăng dần theo các năm học.

- Trẻ ra lớp đa số đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát; được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần.

1.2. Đim yếu

- Trường có 03 điểm trường, trong đó có 01 điểm lẻ ở Đảo Hà Loan cách điểm trường chính 07 km, CSVC của Điểm trường Hà Loan mới chỉ đáp ứng được mức độ tối thiếu cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Một số thôn khoảng cách đến trường xa (thôn Cái Tăn cách trường 7-9km; Thôn Hà Tranh cách trường 5km).

1.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường

- Việc tổ chức các hoạt động tập thể còn gặp nhiều khó khăn.

- Chuyên cần của trẻ chưa đảm bảo (Đặc biệt là trẻ nhà trẻ, tỉ lệ trẻ ra lớp thấp).

2. Đội ngũ

2.1. Đim mnh

- Đội ngũ CB, GV, NV đảm bảo theo định biên, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, đoàn kết, khắc phục khó khăn, có ý thức học hỏi vươn lên, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Đội ngũ giáo viên trẻ, tận tâm với nghề, yêu thương trẻ.

- Đến năm học 2019- 2020, đội ngũ CBQL, GV, NV có: 26 (Trong đó: CBQL: 03; GV: 18; Nhân viên: 02 (văn thư: 01; Y tế: 01); Nhân viên nấu ăn: 03.

+ 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn (Đại học: 17/23= 74%; Cao Đẳng: 4/23= 17.4%; Trung cấp: 2/23= 8.6%. Trong đó có 2 đ/c đang học Thạc sĩ và 3 đ/c học Đại học). Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ 03 cán bộ quản lý và 2 giáo viên có trình độ trung cấp lí luận chính trị.

+ 01 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, duy trì 5 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, 10 giáo viên giỏi cấp trường.

2.2. Đim yếu

- Trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm chưa tương xứng; hiệu quả khai thác thế mạnh của CNTT vẫn chưa cao…

- Đội ngũ giáo viên trẻ, đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ.

2.3. nh hưởng đến hot động ca nhà trường

- Khó áp dụng các hình thức đổi mới hoạt động chuyên môn, tổ chức các hoạt động phong trào.

- Giáo viên nghỉ nhiều gây khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp nhân sự.

3. Cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học

3.1. Điểm mạnh

- Trường được xây dựng tường rào, cổng ngõ, có biển tên trường đúng quy định. Nhà trường có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.

- Sân chơi đảm bảo đủ diện tích, được quy hoạch thiết kế phù hợp, có cây xanh, vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, khám phá. Sân chơi có trên 5 loại đồ chơi ngoài trời, có khu vườn cổ tích và hệ thống sân cỏ nhân tạo. Các khu vui chơi của trẻ được quy hoạch hợp lý, đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.

- Nhà trường có đầy đủ các hệ thống phòng ban theo quy định.

- Nhà trường có 8 phòng học/8 nhóm lớp. Các phòng sinh hoạt chung đảm bảo diện tích quy định, trang bị đầy đủ bàn ghế, đồ dùng đồ chơi (cấp phát và tự tạo…), trang trí môi trường học tập phù hợp cho trẻ hoạt động. Có phòng ngủ riêng cho trẻ đảm bảo theo quy định. Phòng vệ sinh được xây dựng khép kín, thuận tiện cho trẻ sử dụng, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước sạch, bồn rửa tay và xà phòng cho trẻ rửa… Hiên chơi có đủ diện tích theo quy định, có lát gạch, có lan can bao quanh.

- Trang bị đầy đủ Bộ đồ chơi thiết bị vận động thông minh cho 2 lớp 4 tuổi và 3 lớp 5 tuổi.

Ở thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo đạt trường mầm non Chuẩn quốc gia mức độ 1. Nhà trường nhận được sự tín nhiệm, ủng hộ từ cha mẹ học sinh: ủng hộ ngày công lao động, trang sắm cơ sở vật chất cho các hoạt động của nhà trường…

3.2. Đim yếu

- Nhà trường còn thiếu phòng giáo dục thể chất, các đồ dùng giáo dục thể chất mới chỉ đảm bảo ở mức tối thiểu.

- CSVC của phân hiệu 2 chưa tương xứng với phân hiệu 1: Bếp ăn mới chỉ đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, sân chơi chưa có đồ chơi ngoài trời, chưa có nhà để xe, nhà vệ sinh của trẻ không khép kín, các lớp dùng chung.

- Khuôn viên nhà trường chung với khu vui chơi của xã, khu đài Tưởng niệm liệt sĩ.

- Sau một thời gian sử dụng một số phòng học bị dột, bong tróc sơn, hệ thống cửa, thiết bị vệ sinh của cả 2 phân hiệu thường xuyên hỏng cần được sửa chữa, nâng cấp.

3.3. nh hưởng đến hot động ca nhà trường

- Việc tổ chức các hoạt động thể chất còn phụ thuộc vào thời tiết.

- Công tác Kiểm định, trường chuẩn quốc gia theo lộ trình của nhà trường.

- Việc quy hoạch, bố trí các khu vực trong khuôn viên nhà trường.

- Ngân sách hạn hẹp, việc đầu tư kinh phí sửa chữa CSVC gặp nhiều khó khăn.

4. Tài chính

4. 1. Đim mnh

-  Tài chính đảm bảo tính minh bạch, công khai, rõ ràng, đầy đủ.

- Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý.

 4.2. Đim yếu

-  Nguồn kinh phí còn hạn hẹp (phải đảm bảo cho mọi hoạt động trong bối cảnh nguồn lực tài chính (NSNN) có hạn). 

- Huy đông nguồn kinh phí xã hội hóa rất khó khăn vì địa bàn miền núi chủ yếu là nhân dân lao động thu nhập thấp. 

4.3. nh hưởng đến hot động ca nhà trường

- Luôn luôn phải tiết kiệm trong mọi hoạt động của nhà trường. Việc trang sắm CSVC hàng năm hoặc sửa chữa gặp nhiều hạn chế.

5. Tổ chức dạy và học

5.1. Đim mnh

-  Thực hiện chương trình, kiểm tra đánh giá theo đúng quy chế và tiến độ.

-   Đội ngũ giáo viên có sự linh hoạt, sáng tạo, đổi mới trong công tác tổ chức các hoạt động dạy và học như: việc lập kế hoạch giáo dục, thiết kế môi trường giáo dục phù hợp, sáng tạo trong việc lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức thích hợp, phát huy khả năng của trẻ theo tiêu chí LTLTT.

- Định kỳ tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thông qua các hoạt động: chuyên đề, ngoại khóa, hội thi giáo viên giỏi, các đợt thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường…

5.2. Đim yếu

-  Trình độ đào tạo của 1 số giáo viên chưa chính quy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.

5.3. nh hưởng đến hot động ca nhà trường

- Việc tiếp cận cái mới, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục một cách đồng bộ gặp nhiều khó khăn.

6. Chế độ chính sách đối với giáo viên, học sinh

6.1. Điểm mạnh

Cán bộ giáo viên trường MN Cộng Hòa được hưởng đầy đủ, đúng và kịp thời chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước; Làm tốt công tác khen thưởng, đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời để động viên khích lệ các cá nhân đạt thành tích tốt trong thực hiện nhiệm vụ.

Học sinh trường MN Cộng Hòa được hưởng đầy đủ theo quy định hiện hành của nhà nước: Hỗ trợ học phí và chi phí học tập đối với những học sinh nghèo, cận nghèo…

6.2. Điểm yếu

- Phụ huynh chậm thủ tục, hồ sơ chính sách của trẻ.

6.3. nh hưởng đến hot động ca nhà trường

- Ảnh hưởng tới công tác dự báo chính sách của nhà trường.

7. Lãnh đạo và quản lý

7.1. Đim mnh

- Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường, có phong cách làm việc khoa học; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

-  Có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với trường, hết lòng vì tập thể và học sinh.

-  Được sự tín nhiệm và tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

-  Nhiệt tình, năng động, làm việc đúng quy chế và có kế hoạch, phương pháp làm việc khoa học.

-  Dự báo được tình hình, quan tâm chăm sóc đến đời sống CB, GV, NV.

7.2. Đim yếu

- Tinh thần phê và tự phê còn hạn chế, còn nể nang trong công việc.

- 1 bộ phận khả năng tiếp cận những đổi mới trong công tác chuyên môn còn hạn chế.

- Việc nghiên cứu và thẩm thấu văn bản pháp luật còn hạn chế.

7.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường

- Xử lý công việc chưa dứt khoát.

- Việc định hướng, tổ chức đổi mới công tác chuyên môn của nhà trường.

8. Kết quả phát triển số lượng và chất lượng giáo dục trong 3 năm

STT

Nội dung

2017-2018

2018-2019

2019- 2020

I

Học sinh

1

Nhóm, lớp

8

8

8

2

Số trẻ

198

197

200

3

Bé ngoan

100%

100%

100%

4

Bé sạch

100%

100%

100%

5

Bé chăm

100%

100%

100%

6

Chiều cao

98,5%

98,4%

96.9%

7

Cân nặng

100%

%98,9

96.9%

8

Chuyên cần

97%

98%

> 80%

9

Bé đạt Chuẩn GD

96%

98%

96%

II

Đội ngũ

21

23

23

10

CBQL

2

3

3

11

GV

18

18

18

12

NV

1

2

2

13

Trình độ đạt chuẩn

11

4

3

14

Trình độ trên chuẩn

10

19

20

15

GV giỏi cấp Tỉnh

 

 

 

16

GV giỏi cấp cơ sở

 

5

 

17

GV giỏi cấp trường

10

10

10

 

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ, BẤT CẬP

1. Kết qu đạt được

Trong 3 năm học từ năm 2017- 2018 đến năm 2019- 2020, nhà trường đã đạt được kết quả cao trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng luôn quan tâm và đã triển khai hiệu quả việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục toàn diện thông qua nhiều hoạt động chuyên đề, ngoại khóa,… Từng bước sửa chữa, trang sắm bổ sung cơ sở vật chất của nhà trường cũng như xây dựng môi trường, tạo cảnh quan lớp học, khuôn viên trường theo tiêu chí giáo dục LTLTT được lãnh đạo cấp trên ghi nhận. Đây chính là yếu tố quyết định đã khẳng định “thương hiệu” và “vị thế”của nhà trường trong các năm qua.

2. Hạn chế, bất cập

2.1. V hc sinh

- Tỷ lệ huy động trẻ còn thấp so với chỉ tiêu của cấp trên.

- Trẻ ra lớp chuyên cần còn chưa cao.

- Đa phần trẻ là người dân tộc thiểu số, ra lớp muộn.

2.2. V lc lượng sư phm

2.2.1. Giáo viên

- Một số giáo viên chưa thường xuyên quan tâm, chưa chủ động trong việc tiếp cận và sử dụng hay bổ sung hợp lý các phương tiện, trang thiết bị và công nghệ thông tin trong dạy học.

- Tập trung vào việc hoàn thành chương trình hơn là sáng tạo, nhạy bén chú tâm vào phương pháp giảng dạy mới.

- Chỉ tập trung vào truyền thụ kiến thức mà ít quan tâm giáo dục kỹ năng.

- Ít có thời gian để điều chỉnh các kỹ năng cần thiết trong nghiệp vụ chuyên môn như: giao tiếp ứng xử, cẩn thận, kỹ lưỡng trong công việc, hợp tác, tiếp cận và tư vấn phụ huynh…

- Yêu cầu giáo dục ngày càng cao, phải đáp ứng từng đối tượng học sinh,... nhưng khả năng đáp ứng của nhà trường để tái tạo sức lao động chọ giáo viên còn hạn hẹp, không thể kịp với tốc độ phát triển của xã hội.

2.2.2. Nhân viên

- Khả năng hợp tác, phối hợp trong công việc còn hạn chế vì mỗi người một chuyên môn riêng, nên chỉ phối hợp, giúp đỡ các công việc cụ thể đơn giản.

- Nhân lực ít nhưng khối lượng công việc ngày càng nhiều. Nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của 2 trường (trong đó có một trường liên cấp) nên tiến độ công việc đôi lúc chưa được sát sao.

2.2.3. Cán b qun lý và cán b cốt cán

- Thường chú tâm vào công việc cụ thể, hoàn thành kế hoạch đề ra; đôi khi chưa có điều kiện để tham gia nhiều khóa đào tạo hay tham dự các khóa huấn luyện nâng cao kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý.

- Lực lượng tổ trưởng chuyên môn tuy vững tay nghề về chuyên môn nhưng còn nể nang, cả nể khi đồng nghiệp không nhận nhiệm vụ. Ít tổ chức các hoạt động để nâng cao khả năng làm việc theo nhóm trong tổ.

2.3. V cơ s vt cht, trang thiết b

- Chưa có đầy đủ các phòng chức năng (thiếu phòng thể chất)

- CSVC nhà trường ở phân II hiện đã có những dấu hiệu xuống cấp, trường có bộ phận duy tu, bảo quản cơ sở vật chất nhưng đôi khi chưa sửa chữa kịp thời các thiết bị dạy học, điện, máy móc...

- Các nguồn tài chính còn hạn hẹp nên tác động không ít đến hoạt động chung của trường cũng như sự vươn lên và phát triển bền vững.

3. Nguyên nhân của những thành công

3.1. Chủ quan

- Tập thể CB-GV-NV đoàn kết, gắn bó với trường lớp, quan tâm đến trẻ; biết nỗ lực cố gắng đổi phát triển chương trình, đổi mới phương pháp dạy học theo tiêu chí LTLTT, quan tâm đến phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

-  Duy trì và phát triển tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp phát huy vai trò và khả năng hoạt động theo Điều lệ quy định.

-  Minh bạch, công khai và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ; các nguồn thu chi được xây dựng chi tiết, cụ thể và thực hiện theo đúng kế hoạch, tiến độ đề ra. Luôn đảm bảo tốt các nguyên tắc thu chi trên tinh thần tiết kiệm trong mua sắm, sửa chữa để tăng thu nhập cho đội ngũ.

- Cán bộ quản lý, lực lượng nòng cốt chuyên môn của trường tận tâm, hết lòng vì sự nghiệp chung của trường, có ý thức trong việc đổi mới hoạt động nhà trường và tư duy trong dạy học. Nêu cao tinh thần “Dân chủ- kỷ cương- tình thương- trách nhiệm”.

3.2. Khách quan

- Nhà trường sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố, lãnh đạo Phòng giáo dục đào tạo Cẩm phả; lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền địa phương; sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh tạo điều kiện giúp đỡ cho nhà trường về CSVC phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục các cháu. Tập thể CB-GV-NV trường mầm non Cộng Hòa đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học, đạt nhiều thành tích tốt đẹp, chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường từng bước được nâng lên.

 

*           *

 

*

 

Phần thứ ba

DỰ BÁO THỜI CƠ, THÁCH THỨC

(MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI)

I. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

1. Thời cơ

- Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự quan tâm của các cấp, các ngành đã giúp cho bậc học mầm non phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và phòng Giáo dục và Đào tạo Cẩm Phả luôn tạo mọi điều kiện cho trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

- Hiện nay tình hình kinh tế- xã hội của xã Cộng Hòa đã có những bước phát triển ổn định, việc thực hiện “nông thôn mới” trong đó giáo dục là một tiêu chí cứng đòi hỏi phải được quan tâm, được sự đầu tư của Đảng và nhà nước, là cơ hội để nền giáo dục chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh đó, công tác xã hội hoá giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực, huy động nhiều nguồn lực cùng chăm lo GDMN. Gia đình- xã hội và cộng đồng đã nêu cao trách nhiệm trong công tác phối hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con em mình. Nhà trường luôn được sự tín nhiệm của cấp trên và phụ huynh học sinh.

- Tận dụng tính đổi mới và sáng tạo, thực hiện quyền tập trung dân chủ cao độ là động lực quan trọng để phát triển nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm.

2. Thách thc

Phương thức quản lý lấy cơ sở làm trung tâm tạo ra những thách thức chủ yếu:

- Đòi hỏi CBQL nhà trường phải có năng lực ra quyết định phù hợp với quyền tự chủ về nhân sự và tài chính.

- Cán bộ- giáo viên- nhân viên phải có năng lực đóng góp và tham gia quản lý nhà trường.

- Đội ngũ nhà giáo phải có năng lực làm việc tập thể, có kỷ năng giải quyết vấn đề; toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp giáo dục của ngành, của địa phương.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, sự đổi mới của chương trình giáo dục các cấp học, đặc biệt là bậc tiểu học đòi hỏi giáo dục mầm non cần tạo ra sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 và việc học tập lâu dài. Xã hội ngày càng phát triển vì thế đòi hỏi chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ phải được nâng cao. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng tư duy, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên đòi hỏi ngày càng cao.

Đời sống thu nhập của phần lớn cán bộ, công chức, nhân dân lao động trên địa bàn còn thấp, trên địa bàn có ít doanh nghiệp nên việc vận động xã hội hóa, huy động các nguồn lực để xây dựng nhà trường còn gặp khó khăn.

3. nh hưởng đến hot động nhà trường

- Các thành viên trong nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng và tính cần thiết của việc đổi mới nhà trường.

- Đầu tư nhiều công sức, trí tuệ trong việc đổi mới phương pháp dạy học tùy theo khả năng của từng người.

- Công tác quản lý, điều hành các hoạt động trong nhà trường cũng phải được điều chỉnh.

- Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên được cải thiện.

II. TÀI CHÍNH

1. Thun li

Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa đem lại những cơ hội thúc đẩy nhanh phát triển giáo dục:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được hoàn thiện ngày càng hiện đại đáp ứng các yêu cầu đổi mới.

- Khả năng đóng góp của xã hội cho sự nghiệp giáo dục cao hơn.  

2. Thách thc

Do nguồn kinh phí hạn hẹp, chênh lệch giữa cung và cầu lớn nên gặp nhiều thách thức:

- Yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho giáo dục thì nhiều nhưng kinh phí thì có hạn.

- Chế độ công tác phí chưa phù hợp với thực tế.

3. nh hưởng đến hot động nhà trường

- Huy động nguồn kinh phí xã hội hóa để trang sắm sửa chữa CSVC của nhà trường rất khó khăn vì địa bàn miền núi chủ yếu là nhân dân lao động thu nhập thấp.

III. VĂN HÓA

1. Thun li

- Đa số các thành viên đều có ý thức tốt trong việc xây dựng, nuôi dưỡng bầu không khí dân chủ, hợp tác và tin cậy lẫn nhau.

- Tôn trọng và luôn hướng về giá trị đích thực, giản dị trong sinh hoạt, trung thực thẳng thắn trong công việc, nói và làm gắn liền với thực tiễn.

- Ý thức tốt việc xây dựng nề nếp, tác phong, trật tự kỷ luật của học sinh, tập trung quan tâm đến các mối quan hệ thân thiện giữa người với người và với môi trường.  

2. Thách thc

- Mỗi người một cá tính, thể hiện văn hóa đồng đều ở mọi thành viên trong nhà trường là một việc vô cùng khó khăn; tốn nhiều thời gian để từ bỏ những thói quen không được tập thể chấp nhận.

- Những hành vi tiêu cực bên ngoài xã hội tác động vào mọi người, tạo nên một sức ì trong quá trình hình thành nếp sống tốt đẹp trong nhà trường.

- Sự đa dạng về văn hóa địa phương đòi hỏi người giáo viên phải có sự linh hoạt, nhạy bén sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ.

3. nh hưởng đến hot động nhà trường

- Giữa nhận thức và hành động còn khoảng cách khá xa. Tính bảo thủ, bao cấp của một bộ phận giáo viên, nhân viên là rào cản cho việc xây dựng một nền văn hóa nhà trường.

- Thái độ bàng quang của một số người ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì hình ảnh tốt về văn hóa nhà trường.

IV. XÃ HỘI

1. Thun li

- Dư luận xã hội đồng tình với quan điểm của nhà trường trong việc xây dựng phong trào “Dân chủ - Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm”.

- Sự phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội không những nâng cao hiệu quả giáo dục mà còn thúc đẩy khả năng hợp tác, cải thiện mạnh mẽ văn hóa ứng xử, giao tiếp trong nhà trường.       

2. Thách thc

- Sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, internet,... ảnh hưởng đến các biện pháp giáo dục của nhà trường; một số CMHS chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục mầm non.       

3. nh hưởng đến hot động nhà trường

- Một bộ phận phụ huynh còn có sự trông chờ, ỉ lại thậm chí phó mặc việc giáo giục trẻ cho cô giáo; trông chờ vào sự hỗ trợ của các chính sách xã hội.

V. NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỜI CƠ, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG

1. Thi cơ

 - Đảng, Nhà nước và ngành từng bước đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại;

- Nhà trường đạt những thành tích đáng khích lệ được lãnh đạo, chính quyền các cấp, CMHS và nhân dân đánh giá cao; trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và Sở GD&ĐT;

- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng; khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ thông tin.

- Có sự tín nhiệm cao của CMHS và nhân dân trên địa bàn.

- Việc thực hiện nông thôn mới, khu kinh tế Hà Loan phát triển làm cho văn hóa giáo dục có bước chuyển mình đáng kể.

2. Thách thc

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của nền Giáo dục và Đào tạo;

- Điều kiện để duy trì và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách thường xuyên đó là trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo và lòng khát khao cống hiến của đội ngũ giáo viên, nhân viên;

- Môi trường giáo dục, văn hóa, đời sống, lối sống của một bộ phận không nhỏ của thanh thiếu niên và người lớn ngoài xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực.

 

 

 

Phần thứ tư

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MN CỘNG HÒA

GIAI ĐOẠN 2020- 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

 

I. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Phương châm hành động

Trường MN Cộng Hòa xây dựng khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là phương châm hành động để phát triển nhà trường.

2. Tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị và mục tiêu

2.1. Tầm nhìn

- Trường Mầm non Cộng Hòa là một ngôi trường an toàn, thân thiện, uy tín. Nơi khởi đầu tình yêu thương, là môi trường giáo dục đáng tin cậy, chất lượng; Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Duy trì, giữ vững danh hiệu trường Chuẩn quốc gia cấp độ 1.

2.2. Sứ mạng

Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng chăm sóc giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện. Hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng tỉ lệ huy động trẻ ra lớp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục tại địa phương.

2.3. Hệ giá trị

2.3.1. Hệ giá trị đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Có phẩm chất đạo đức, giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo; Gương mẫu; Có lòng yêu nghề mến trẻ.

- Đoàn kết, khoan dung, cảm thông, chia sẻ, hợp tác, sáng tạo.

- Trung thực, tôn trọng mình và mọi người.

2.3.2. Hệ giá trị đối với học sinh: Tự tin, thân thiện tích cực.

- Mạnh dạn tự tin, hòa đồng với bạn bè xung quanh, biết quan tâm đến bản thân, gia đình và xã hội.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

  1. Mục tiêu chung

Thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch số 193/KH-PGDĐT ngày 31/03/2020 của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cẩm Phả về việc Triển khai thực hiện thực hiện Quyết định số 1677/QĐ-TTg, ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.

1.1. Xây dựng lực lượng sư phạm vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ; thống nhất trong tư tưởng và hành động; tự tin, nhạy bén, linh hoạt trong giao tiếp, có tâm huyết với nghề, yêu mến ngôi trường mình đang công tác và đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường.

1.2. Xây dựng một trường học thân thiện; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, hình thành nhân cách và chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Xây dựng nhà trường có uy tín, là mô hình giáo dục có chất lượng cao phù hợp với xu thế phát triển của địa phương, của thành phố.

1.3. Xây dựng môi trường sư phạm hiện đại, có đầy đủ cơ sở vật chất; tạo lập môi trường thân thiện giữa thầy và trò, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

2. Mục tiêu cụ thể đến 2025

2.1. Giai đoạn 2020 – 2023

2.1.1. Về quy mô, mạng lưới trường, lớp:

- Duy trì trường hạng I với 3 điểm trường và 8 lớp học, trong đó: Lớp MG 5- 6 tuổi: 2 lớp; Lớp MG 4- 5 tuổi: 2 lớp; Lớp MG 3- 4 tuổi: 2 lớp; Lớp NT 24- 36 tháng: 1 lớp; Lớp MG ghép 3 độ tuổi: 1 lớp.

- Phấn đấu tỉ lệ huy động trẻ: Cháu nhà trẻ: 30% trở lên; Cháu MG: 98% trở lên. MG 5 tuổi là 100% và huy động tối đa trẻ khuyết tật ở độ tuổi 3 - 5 tuổi có khả năng học tập được đến trường.

2.1.2. Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ:

         * Đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- 100% trẻ học 2 buổi/ngày và được ăn bán trú tại trường, bữa ăn của trẻ đảm bảo đủ năng lượng theo quy định.

+ Chế độ ăn:  Trẻ nhà trẻ: Ăn 3 bữa/ ngày (02 bữa chính, 01 bữa phụ)

                       Trẻ mẫu giáo: Ăn 2 bữa/ ngày (01 bữa chính, 01 bữa phụ)

+ Năng lượng trẻ đạt tại trường/ ngày

                       Nhà trẻ: Từ 615- 630 klcalo.

                       Mẫu giáo: 630- 700 klcalo.

- 100% trẻ mầm non đến trường đều được cân đo theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng, kiểm tra sức khoẻ định kỳ 02 lần/ năm. Phấn đấu:

+ Trẻ SDD thể nhẹ cân phấn đấu cuối năm giảm còn dưới 2% so với đầu năm.

+ Trẻ SDD thể thấp còi phấn đấu cuối năm giảm còn dưới 2% so với đầu năm.

+ Không có trẻ thừa cân, béo phì.

         * Đổi mới các hoạt động giáo dục nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

- Phấn đấu tỉ lệ chuyên cần của trẻ đạt: Trẻ 5 tuổi: 95% trở lên. Trẻ dưới 5 tuổi: 90% trở lên.

- 100% trẻ được thực hiện đánh giá hàng ngày theo quy định. Phấn đấu trẻ đạt các lĩnh vực phát triển theo các mục tiêu chương trình và kết quả mong đợi cuối độ tuổi như sau:

 

PTTC

PTTC- KNXH

PTNN

PTNT

PTTM

TB

Trẻ đạt

(tỷ lệ)

97,5%

96,5%

96,5%

95%

97%

96,5%

Trẻ chưa đạt

(Tỷ lệ)

2,5%

3,5%

3,5%

5%

3%

3.5%

2.1.3. Về đội ngũ giáo viên

- Số lượng: Có đủ 100% số lượng CB, GV, NV theo quy định.

- Chất lượng đội ngũ:

+ 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm được và thực hiện hiệu quả Chỉ thị, nghị quyết, văn bản chỉ đạo của cấp trên.

+ CBQL: 100% đạt trình độ trên chuẩn, trong đó phấn đấu 2/3= 66,7% đạt trình độ Thạc sĩ.

+ 18/18 = 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên (CĐSP). 100% giáo viên có năng lực sư phạm trong đó 16/18= 88,9% vận dụng hiệu quả tiêu chí giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ:

+ 18/18 = 100% giáo viên được tham gia các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, tham gia dự giờ đồng nghiệp, dự giờ các tiết mẫu do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức.

- Phấn đấu các danh hiệu giáo viên dạy giỏi:

+ Giáo viên giỏi cấp trường phấn đấu đạt 10/18 = 55,5%.

+ Giáo viên giỏi cấp thành phố đạt 5/18= 27,7%.

+ Giáo viên giỏi cấp tỉnh phấn đấu đạt 1/18 = 5,6%.

- Thực hiện các chế độ chính sách: 100% giáo viên thực hiện đầy đủ các chính sách theo quy định hiện hành.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tổ chức đánh giá chuẩn nghề nghiệp theo đúng quy định. Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm của nhà trường theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên (có từ 80% đạt mức khá trở lên, 30% đạt mức tốt trở lên).

- 100% CB, GV, NV được đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm theo đúng quy định hiện hành.

- 100% Cán bộ, giáo viên thực hiện tốt công tác BDTX theo quy định.

2.1.4. Về cơ sở vật chất, trường, lớp:

- Tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 8/8=100%; Duy trì, giữ vững danh hiệu Trường chuẩn quốc gia.

2.1.5. Về Kiểm định chất lượng giáo dục

- Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

2.1.6. Phổ cập giáo dục mầm non

- Trẻ em:  Huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đến trường học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình 100%. Đảm bảo số trẻ trên lớp đúng quy định theo Điều lệ trường mầm non.

- Giáo viên: Có đủ số lượng giáo viên theo Điều lệ trường mầm non.100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, thực hiện công tác điều tra, tổng hợp số liệu phổ cập giáo dục đảm bảo chính xác. 100% giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định. 100% giáo viên nắm chắc và thực hành tốt các nội dung hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

- Cơ sở vật chất: Có đủ các điều kiện về CSVC, các phòng học cho trẻ học tập theo TT 32 và TT 34 (Bổ sung) BGD&ĐT. Phấn đấu 100% số lớp có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu cho các lớp theo Thông tư 02/ BGD&ĐT và TT 34 (Bổ sung) BGD&ĐT. Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ. Có đủ tài liệu tham khảo, tạp chí giáo dục, truyện, thơ... Phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

2.2. Giai đoạn 2023-2025

2.2.1. Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: Tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp, đảm bảo đến 2025, có ít nhất 35% trẻ em độ tuổi Nhà trẻ, 98% trẻ em độ tuổi mẫu giáo, trong đó 100% trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và 70% trẻ khuyết tật ở độ tuổi 3-5 tuổi có khả năng học tập được đến trường. 

2.2.2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: Duy trì vững chắc tỉ lệ 100% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú; tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi đến năm 2025 giảm xuống còn dưới 1%, tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì được khống chế.

2.2.3. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên: có đủ số lượng giáo viên, nhân viên theo quy định; 100% giáo viên đạt trình độ chuyên môn từ Cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 90% giáo viên đạt Chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên. 100% giáo viên trong diện quy hoạch có bằng Trung cấp lý luận chính trị, chứng chỉ nhà nước về quản lý giáo dục. 100% nhân viên nấu ăn đảm bảo đạt chuẩn về trình độ từ trung cấp trở lên, hàng năm được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ góp phần làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, béo phì trong nhà trường.

2.2.4. Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ giai đoạn 2023-2025. Tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, chuẩn chức danh nghề nghiệp; Nghiệp vụ quản lý trường học cho CBQL; nâng chuẩn trình độ theo quy định.

2.2.5. Về cơ sở vật chất, trường, lớp: đến năm 2025, đảm bảo các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, duy trì, giữ vững trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

2.2.6. Về kiểm định chất lượng giáo dục: Đến năm 2025, hoàn thành công tác tự đánh giá, đảm bảo trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3.

2.2.7. Về Phổ cập giáo dục mầm non: Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Đảm bảo tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, tỉ lệ hoàn thành chương trình GDMN cho trẻ 5 tuổi đạt 100%; không có trẻ bỏ học giữa chừng; chuẩn bị các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi.

 

 

Phần thứ năm

GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

 

I. Những vấn đề ưu tiên giải quyết

- Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nhân viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng định mức tiêu chuẩn và phấn đấu trên chuẩn cán bộ, giáo viên, nhân viên trường. Thu hẹp khoảng khách giữa năng lực và trình độ. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong công tác và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các thành viên trong nhà trường.

- Tăng cường công tác huy động trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục tại nhà trường.

- Đổi mới, xây dựng lộ trình hoạt động của công tác thi đua- khen thưởng.

- Tăng cường công tác tham mưu đầu tư cho cơ sở vật chất, cải tạo sân chơi bãi tập, xây dựng môi trường sư phạm văn minh, lịch sự.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. Quan tâm công tác xã hội hoá giáo dục, chú trọng huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nhà trường và hỗ trợ học sinh học tập tốt.

II. Giải pháp chiến lược chung

- Tuyên truyền trong CBGV và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Xây dựng Văn hoá Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.

- Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

III. Giải pháp cụ thể

1. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

1.1. Thực hiện công tác rà soát, dự báo nhu cầu đội ngũ báo cáo kịp thời cho Phòng giáo dục thành phố đảm bảo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí đủ số lượng giáo viên cần thiết đáp ứng với quy mô trường, lớp trong các giai đoạn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

1.2. Xây dựng kế hoạch, báo cáo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (CBQL,GV,NV): Kế hoạch thực hiện Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Phủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2020, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố; tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ, chú trọng công tác bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tham gia bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, chuẩn Hiệu trưởng đối với cán bộ quản lý; bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ và kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. Quan tâm bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao năng lực thực tiễn cho giáo viên đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ; tiếp tục cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

1.3. Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; nhân rộng điển hình tiên tiến đối với các cá nhân và tập thể trong các cơ sở GDMN.

1.4. Quan tâm bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán cấp thành phố, cấp trường; tổ chức giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thông qua các hoạt động phù hợp; bảo đảm bình đẳng giữa các giáo viên, nhân viên về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn.

- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV cốt cán, cán bộ GV trẻ, có năng lực, bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.

1.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, quản lý việc đánh giá, xếp loại và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo quy định hiện hành. 

- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc.

2. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tăng tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường

- Tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, ngành giáo dục, ban đại diện cha mẹ học sinh đầu tư trang bị thêm về cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu ra lớp của trẻ trong độ tuổi mầm non.

+ Phối hợp với Hội Phụ nữ, Trạm Y tế xã, các trưởng thôn của các thôn để làm tốt công tác điều tra số lượng trẻ trong xã ra lớp. Huy động và tạo điều kiện cho tất cả các cháu 5 tuổi được đến trường và chuẩn bị tốt tâm thế vào học lớp 1. Biên chế sắp xếp trẻ đúng độ tuổi, phù hợp nhóm lớp và số lớp của 3 điểm trường.

+ Thống kê danh sách trẻ chưa đến trường. Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết của mỗi nhà trường trước khi bắt đầu vào năm học mới. Khi giáo viên đi điều tra rà soát danh sách cháu trên địa bàn sẽ kết hợp tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của phụ huynh, khéo léo trò chuyện, tuyên truyền về tầm quan trọng của giáo dục mầm non cùng với việc vận động trẻ ra lớp. Mặt khác, sẽ nắm vững hơn về hoàn cảnh gia đình của các cháu, đặc biệt là những cháu chưa ra lớp để có cách tiếp cận vận động trẻ đến trường đạt hiệu quả nhất.

+ Thứ 2, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể, các thôn tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh. Ngay từ đầu năm học cần lập kế hoạch cụ thể về công tác huy động trẻ đến trường và báo cáo với lãnh đạo địa phương: Tổng số trẻ trong độ tuổi, số lượng trẻ cần huy động đến trường, tỷ lệ đạt so với từng độ tuổi ở từng thôn… để tất cả các ban ngành đoàn thể trong xã vào cuộc chung tay với nhà trường để việc huy động trẻ ra lóp được thuận lợi.

+ Thứ 3, thực hiện công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, của các thôn. Xây dựng các bài tuyên truyền với những nội dung làm sao để nuôi con khỏe, dạy con ngoan, khoa học, nhấn mạnh được tầm quan trọng của việc cho trẻ ra lớp đúng độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách.

+ Thứ 4, cùng với các hoạt động khác trong năm, tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ sẽ là hình thức tuyên truyền đạt hiệu quả nhanh nhất.. Các hoạt động này sẽ thu hút được nhiều phụ huynh tham gia vì hơn ai hết, họ mong muốn được nhìn thấy con em mình ở trường làm gi, có nhanh nhẹn hoạt bát không, có được chăm sóc tốt không…Qua đó phụ huynh sẽ nhận thức sâu sắc được những kiến thức nuôi dạy con khỏe, con ngoan theo đúng khoa học, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong việc hợp tác với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Thứ 5, xây dựng môi trường học tập vui chơi an toàn thân thiện tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi đến lớp. Thể hiện ở cách trang trí lớp theo chủ đề, sắp xếp bố trí góc chơi gon gàng, khoa học, góc yên tĩnh xa góc ồn ào, rèn cho trẻ các kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ tốt…

+ Thứ 6, Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

- Thực hiện giải pháp đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình GDMN và chuẩn bị các điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu triển khai đổi mới Chương trình GDMN sau năm 2020 theo các tiêu chí trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi…; chú trọng đổi mới xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở, xây dựng trường mầm non hạnh phúc, chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào hoc lớp 1.

- Thực hiện Chương trình GDMN theo quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, tích cực rà soát, phát triển chương trình đồng thời vận dụng hợp lý chương trình GDMN hiện đại và các phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực, quốc tế; khuyến khích giáo viên tổ chức cho trẻ em làm quen với ngoại ngữ và tin học; triển khai thực hiện tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ cốt cán nhà trường; tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động trong GDMN.

+ Đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc, giáo trẻ.

+ Thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung chuyên đề đã và đang triển khai như: giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục an toàn giao thông cho trẻ…

- Tăng cường tham quan học tập, phối hợp thực hiện chương trình GDMN với các đơn vị bạn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục tại địa phương.

+ Tổ chức cho CBQL, GV, NV đi tham quan, học tập đơn vị bạn, phối hợp thực hiện chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn, hội thảo chuyên đề các cấp…

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật; đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn, tích cực đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; triển khai thực hiện bộ tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ trẻ về phát hiện, can thiệp sớm đối với trẻ có nguy cơ chậm phát triển và trẻ em khuyết tật.

- Tổ chức triển khai hiệu quả công tác y tế trường học, các các giải pháp hỗ trợ theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, khống chế tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì và đẩy mạnh hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ.

+ Chỉ đạo bộ phận y tế phối hợp tốt với Trạm Y tế xã để thực hiện khám sức khỏe định kì, tiêm chủng mở rộng và phòng chống suy dinh dưỡng trong cộng đồng, phòng chống dịch bệnh… cho trẻ.

- Huy động sự tham gia, đóng góp của nhân dân, kết hợp với các chính sách hỗ trợ của nhà nước tăng cường các điều kiện tổ chức hoạt động bán trú, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em; triển khai thực hiện tài liệu phổ biến kiến thức và kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ em và cộng đồng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục; Thông tư số 13/2010-TT/BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN.

3. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua

Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, các nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các Nghị quyết, Chương trình hành động của trung ương, Thành ủy và Kế hoạch của UBND Thành phố trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của phòng GD&ĐT Cẩm Phả; Tổ chức cho 100% CB-GV-NV đăng ký thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các cơ sở GDMN, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các phong trào thi đua các cuộc vận động của ngành, như cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với việc tiếp tục thực hiện chủ đề năm của Tỉnh, Thành phố, của Ngành và chủ đề năm học.

- Thành lập ban chỉ đạo về thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua. Tổ chức ký cam kết thực hiện giữa các tổ chức trong nhà trường.

- Tăng cường sự ủng hộ của Ban đại diện HCMHS, các tổ chức doanh nghiệp tạo cảnh quan môi trường sư phạm lành mạnh, xanh, sạch, đẹp, an toàn. Phát động phong trào thi đua "Trường lớp xanh- sạch- đẹp" và huy động phụ huynh ủng hộ cây xanh, cây cảnh tạo góc thiên nhiên sinh động phù hợp trong lớp học.

- Xây dựng môi trường thân thiện, tập thể nhà trường đoàn kết…Xây dựng mối quan hệ tốt giữa đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Tăng cường nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

- Phát động phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”.

- Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng tại đơn vị.

- Tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký các danh hiệu thi đua.

 

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

TTLĐXS

x

x

x

x

x

CSTĐ cấp tỉnh

 

 

1

1

1

CSTĐ cấp TP

3

3

2

2

2

GK sở

1

2

2

2

2

GKTP

2

2

2

2

2

GVG Tỉnh

 

1

 

2

 

GVG TP

 

6

 

6

 

GVG trường

10

10

10

10

10

- Phối hợp với công đoàn phát động phong trào thi đua trong toàn trường. Vận động và tạo điều kiện thuận lợi 100 % CB- GV- NV nhiệt tình tham gia. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện. Đánh giá khách quan và có hình thức khen thưởng động viên kịp thời.

- Chỉ đạo các đoàn thể cùng phối hợp để đôn đốc kiểm tra tạo khí thế sôi nổi và hiệu quả. Sơ kết- tổng kết- rút kinh nghiệm. Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên nhiệt tình năng lực ý thức tổ chức tốt.

4. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non

4.1. Phối hợp với UBND xã thực hiện rà soát Quy hoạch phát triển GD&ĐT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn; kịp thời tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới trường, lớp phù hợp với thực tiễn của địa phương, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của cha mẹ học sinh; tích cực tham mưu cho UBND xã, phòng giáo dục thành phố có phương án hỗ trợ CSVC, hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó khăn được ra lớp đảm bảo tỉ lệ huy động.

- Tham mưu Đảng, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng, sửa chữa bổ sung thêm các phòng chức năng (Phòng GD thể chất)… đảm bảo đúng tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường MN đạt chuẩn quốc gia.

4.2. Tăng cường công tác tham mưu cho UBND xã, phòng giáo dục thành phố thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1463/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình GDMN và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025, đồng thời dành nguồn ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đảm bảo đủ số lượng, đạt chất lượng theo quy định; duy trì thường xuyên tổ chức và đánh giá phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo nhằm tăng cường thiết bị, đồ chơi cho trẻ trong các hoạt động giáo dục.

- Từng bước bổ sung hoàn thiện dần CSVC- ĐDĐC- TTBDH đảm bảo các danh mục tối thiểu theo quy định của từng độ tuổi phục vụ các hoạt động CS-GD-ND trẻ trong nhà trường.

- Xây dựng cảnh quan trường, lớp xanh- sạch- đẹp, tạo MTGD thân thiện trong trường mầm non; đảm bảo CSVC-TTBDH tối thiểu theo yêu cầu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; tập trung xây dựng vườn rau, bổ sung đồ chơi ngoài trời, vườn cổ tích, khu vui chơi khám phá trải nghiệm ngoài trời…đảm bảo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Phát động phong trào sưu tầm, làm ĐDĐC tự tạo từ nguyên vật liệu phể thải trong đội ngũ GV; bảo quản và khai thác các phương tiện, ĐDĐC-TTB hiện có đưa vào sử dụng có hiệu quả.

4.3. Thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác và bảo quản đồ dùng, đồ chơi, cơ sở vật chất hiện có; tăng cường công tác kiểm tra công tác sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường.

- Huy động mọi nguồn lực xây dựng, mua sắm trang thiết bị theo hướng hiện đại tiên tiến. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm chăm lo, hỗ trợ vật liệu tái sử dụng để làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ hoạt động, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch- đẹp trong trường mầm non.

- Nhà trường chủ động trong việc sử dụng trang thiết bị các phương tiện dạy học, hiệu quả, tránh lãng phí và sử dụng không đúng mục đích. Hàng năm có kế hoạch duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất chống xuống cấp; Tăng cường làm đồ dùng dạy học, có chế độ khuyến khích, hỗ trợ giáo viên có thành tích trong lĩnh vực này.

- Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên với Nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Internet

5. Tăng cường mi quan h phi hp gia nhà trường và cha m hc sinh. Quan tâm công tác xã hi hoá giáo dc, chú trng huy động các ngun lc xã hi để đầu tư phát trin nhà trường và h tr hc sinh hc tp tt

5.1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, thông tin và truyền thông về GDMN; khuyến khích và tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ trẻ và toàn xã hội tham gia vào hoạt động tuyên truyền về GDMN; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm huy động tối đa trẻ đến trường, lớp, huy động sự đóng góp của nhân dân trong việc nâng cao chất lượng GDMN. Gắn việc tuyên truyền với việc nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh và nhân dân về chăm sóc, giáo dục trẻ và Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

- Làm tốt công tác tham mưu: tuyên truyền giải thích để chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là phụ huynh học sinh hiểu được từng nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường để từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực.

- Tuyên truyền người dân có nhận thức tốt để huy động nguồn lực xã hội hoá bổ sung đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học cho các lớp MG 3, 4 tuổi và xã hội hoá dịch vụ nấu ăn trong nhà trường.

- Huy động và quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động sự đóng góp của cha mẹ. Vận động phụ huynh tiếp tục ủng hộ ngày công lao động xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp. Ủng hộ bổ sung ghế ngồi cho phụ huynh trong các ngày hội ngày lễ, khăn trải bàn, bàn học cho học sinh.

5.2. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến, quán triệt và tuyên truyền về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình, các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Quảng Ninh và thành phố có liên quan đến GDMN nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong phát triển nguồn nhân lực; tập trung phổ biến, quán triệt về Kế hoạch số 179KHUBND ngày 28/8/2019 của UBND thành phố về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1677/QĐ-TTg, ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn thành phố Cẩm Phả”, Đề án “Phát triển giáo dục trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”; chú trọng tuyên truyền việc làm tốt, những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các cơ sở giáo dục mầm non và địa phương, đơn vị đi đầu trong đổi mới, phát triển GDMN...

- Hiện đại và khai thác có hiệu quả website của Trường, phát huy hiệu quả chương trình phát thanh tuyên truyền của đoàn. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của trường tới nhân dân; chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh… Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh, cộng đồng bằng nhiều hình thức thiết thực và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu PCGDMNTENT và phát triển GDMN. Thực hiện viết bài, ảnh về công tác chăm sóc, giáo dục trong nhà trường và đưa lên cổng thông tin điện tử để tuyên truyền đến cộng đồng.

- Khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.

- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.  Phát huy truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.

- Xây dựng góc tuyên truyền chung cho toàn trường.

- Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung, hình thức tuyên truyền ở các nhóm lớp và khu vực chung của trường và đưa vào tiêu chí thi đua. Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền trong phụ huynh từ 2-3 lần/năm học. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt tuyên truyền.

5.3. Phối hợp với bộ phận CNTT của Phòng giáo dục thành phố, các cơ quan thông tin và truyền thông xây dựng chuyên trang, chuyên mục về giáo dục mầm non nhằm tuyên truyền về những hoạt động, kết quả của GDMN, những tấm gương nhà giáo tiêu biểu… đến cộng đồng.

Thực hiện viết bài, ảnh về giáo dục mầm non phục vụ công tác truyền thông nhằm tôn vinh những cá nhân có nhiều sáng kiến, nỗ lực cống hiến để phát triển cấp học GDMN và gửi bài viết “những tấm gương nhà giáo tiêu biểu”, “những SKKN có chất lượng”.

*           *

 

*

 

 

 

 

 

 

Phần thứ sáu

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện

Để chiến lược phát triển nhà trường trở thành hiện thực đòi hỏi phải có sự đồng tâm, nhất trí của tập thể sư phạm nhà trường để tạo nên sức mạnh tổng hợp; mặt khác việc tổ chức hoạt động phải hết sức chu đáo, cởi mở, nhanh chóng thích nghi với những thay đổi, những tác động từ bên ngoài với nguồn lực bên trong để cơ cấu hoạt động được điều chỉnh linh hoạt, không bị xơ cứng nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình phát triển.

1. Tổ chức

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chiến lược gồm: Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Thư ký hội đồng, Bí thư chi đoàn giáo viên, Tổ trưởng chuyên môn.

Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành triển khai việc thực hiện KHCL theo chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên.

Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn triển khai thực hiện sát với tình hình thực tế của nhà trường.

2. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến toàn thể CB- GV- NV; UBND thành phố Cẩm Phả và Phòng GD&ĐT; CMHS, và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

3. Nhiệm vụ cụ thể của Ban chỉ đạo

3.1. Hiu trưởng

Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược đến từng Cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường. Tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện Kế hoạch từng năm học.

3.2. Phó Hiu trưởng

Phó ban, thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của phó hiệu hiệu trưởng được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch tốt hơn. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.

3.3. Thư ký Hi đồng

Hỗ trợ các phó ban để nắm tình hình thực hiện; theo dõi, tổng hợp, tham mưu đề xuất các ý kiến và ghi nhận các nội dung trong các buổi họp rút kinh nghiệm từ các bộ phận thành viên. Tóm lược các nội dung cần thiết để thông báo trong toàn hội đồng.

3.4. Ch tch Công đoàn

- Chỉ đạo hoạt động của các tổ trưởng công đoàn, vận động xây dựng đạo đức lối sống, theo dõi và tổng hợp phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên và nhân viên. Chú trọng vào hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Làm công tác tư tưởng theo dõi động viên cán bộ, công chức khắc phục khó khăn trong đó coi trọng yếu tố tâm lý để tạo động lực làm việc trong giáo viên, tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra.

3.5. Bí thư chi đoàn giáo viên

- Xây dựng kế hoạch hoạt động, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh để có các chương trình huấn luyện kỹ năng sống, trò chơi dân gian, trò chơi khoa học; Duy trì và phát triển các hoạt động văn nghệ, Thể dục thể thao hang năm của trường.

- Phát hiện và xây dựng lực lượng nòng cốt từ các chi đoàn lớp để xây dựng phong trào: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, thu nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ phụ huynh học sinh.

3.6. T trưởng chuyên môn

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để khắc phục các tồn tại của tổ; tổ chức phân công hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ, các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, hỗ trợ sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học... Kiểm tra đánh giá, xếp loại, rút kinh nghiệm các hoạt động của tổ chuyên môn. Khắc phục sự chênh lệch về kinh nghiệm và sức sáng tạo trong hai thế hệ giáo viên lớn tuổi và trẻ tuổi thông qua các buổi sinh hoạt tổ, thao giảng, tiết dạy tốt.

3.7. T văn phòng

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để khắc phục các tồn tại của tổ; phối hợp và tổ chức phân công cán bộ nhân viên; sử dụng các phương tiện, thiết bị cho khâu quản lý hồ sơ, sổ sách, sách giáo khoa hợp lý, khoa học; kiểm tra đánh giá xếp loại, rút kinh nghiệm từng bộ phận kịp thời, chính xác, kịp tiến độ công việc chung của trường.

3.8. Hội đồng trường

Quyết định về phương hướng chiến lược hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.

3.9. Giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện, thông tin kịp thời những vướng mắc để điều chỉnh kịp thời, đưa ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển chiến lược giáo dục của nhà trường.

 3.10. Ban đại din CMHS nhà trường

 Cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các cha mẹ học sinh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục trẻ.

II. Phương thức kiểm tra, đánh giá

1. Da trên các văn bn pháp quy hin hành, cập nhật những văn bản mới theo từng thời điểm để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động của trường cho đúng hướng. Cụ thể:

- Các văn bản của ngành Giáo dục và Đào tạo về cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung.

- Các tiêu chí kiểm định chất lượng trường Mầm non.

- Chiến lược phát triển ngành giáo dục từ nay đến 2025.

- Điều lệ trường MN.

- Các văn bản về xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Các văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch năm học.

2. Bin pháp thc hin

- Dựa vào đánh giá của cá nhân, tập thể nhận xét. Những năm học sau thực hiện việc xét duyệt để điều chỉnh kế hoạch chiến lược theo định hướng phát triển của nhà trường.

- Trên cơ sở tự đánh giá, Ban chỉ đạo phân công kiểm tra, đối chiếu với hoạt động thực tế để có kết luận và rút kinh nghiệm.

- Sau hai năm thực hiện: Hình thành quy trình đánh giá, kiểm tra đúng mực để nâng cao chất lượng hoạt động.

- Mỗi năm học thực hiện đánh giá đổi mới hoạt động nhà trường một lần vào cuối học kỳ 2.

III. Các hoạt động để làm cơ sở kiểm định chất lượng và hiệu quả

 Thứ 1: Tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên về công tác KĐCLGD thông qua các kênh thông tin về quản lý chỉ đạo.

Thứ 2: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cả cộng đồng hiểu và cùng hỗ trợ, tham gia thực hiện công tác KĐCLGD: lãnh đạo, chuyên viên phụ trách công tác KĐCLGD và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phải chủ động sáng tạo trong công tác tuyên truyền thông qua các diễn đàn và các phương tiện truyền thông khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, KĐCLGD đã đạt được, để tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng giáo dục.

Thứ 3: Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ làm công tác KĐCLGD để đảm bảo đủ năng lực tư vấn, giúp đỡ cho các trường trong các hoạt động tự đánh giá, đánh giá ngoài.

IV. Kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách chi thường xuyên và nguồn huy động hợp pháp khác của đơn vị. Trong đó: Chi các cuộc hội nghị, tập huấn cán bộ giáo viên, cải tạo, sửa chữa CSVC, mua sắm, bổ sung trang thiết bị giáo dục, đồ dùng, đồ chơi hàng năm. 

Phần thứ bảy

ĐỀ XUẤT VỚI CẤP TRÊN

2.1. Đối với UBND TP Cẩm Phả

- Đầu tư xây dựng để hoàn thiện về CSVC cho Nhà trường thực hiện Kế hoạch chiến lược: Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; đầy đủ các phòng học, phòng chức năng kiên cố, đồ dùng trang thiết bị theo Thông tư 34/2013. Đảm bảo đạt tiêu chuẩn trường mầm non chuẩn quốc gia, Kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3 vào năm 2025.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Phê duyệt Kế hoạch chiến lược, đồng thời tạo điều kiện về mọi mặt để nhà trường thực hiện tốt Kế hoạch hoạt động phù hợp với chiến lược phát triển.

- Có kế hoạch điều động, luân chuyển, sắp xếp lại đội ngũ CB-GV-NV hợp lý theo hướng trẻ hóa đội ngũ giáo viên gắn với việc nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, bổ sung hoặc mở rộng số giáo viên dạy năng khiếu, kỹ năng cho trẻ.

- Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa, bổ sung CSVC cho nhà trường.

- Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để tạo điều kiện tốt nhất giúp nhà trường thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

2.3. Đối với Cấp ủy đảng, Chính quyền địa phương

- Quan tâm, hỗ trợ về cơ sở vật chất để nhà trường xây dựng môi trường bên ngoài phong phú cho trẻ hoạt động.

Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020- 2025 tầm nhìn đến năm 2030 của trường Mầm non Cộng Hòa. Kính trình Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cẩm Phả phê duyệt, có ý kiến chỉ đạo và tạo điều kiện cho trường thực hiện thắng lợi kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030./.

 

Nơi nhận:

- PGD&ĐT Cẩm phả (B/c);

- UBND xã (B/c);

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

Hoàng Thanh Hoa

 

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ CỘNG HÒA

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

 

 

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM PHẢ

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

 

 

Nguồn tin:
Số lần đọc: 667  - Cập nhật lần cuối:  08/04/2020
Về trang trước   Bản in   Email   Về đầu trang

Tìm theo ngày:   
  Bài đã đăng
Trang chủ | Tài nguyên | Diễn đàn | Quản trị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG MẦM NON CỘNG HÒA 
Bản quyền thuộc về: Trường mầm non Cộng Hòa
Địa chỉ:
Điện thoại:
E-mail:
Website: campha.edu.vn/mnconghoa
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà