LIÊN KẾT
Truy cập Truy cập: 106328
Truy cập Online: 9
 Quy chế
Quy chê chi tiêu nội bộ 2021 - 2022
  Email  |  Bản in
Thứ bảy, 23/11/2024 | 19:08.
Quy chê chi tiêu nội bộ 2021 - 2022

 

QUY CHẾ

CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2021

(Ban hành theo Quyết định  số    /QĐ-MNCH ngày 22 /10 /2021 của

 Hiệu trưởng Trường Mầm non Cộng Hòa)

 

 

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này qui định cụ thể về các chế độ, quyền lợi, điều kiện, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu kinh phí để áp dụng thống nhất trong nhà trường nhằm đảm bảo kinh phí của nhà trường được sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

2. Đối tượng áp dụng: Toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động  hưởng tiền công, tiền lương từ ngân sách trong trường Mầm non Cộng Hòa

Điều 2. Mục tiêu

1. Tạo điều kiện chủ động trong việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp được giao hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí; Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, giáo viên, nhân viên trong trường

3. Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

4. Thực hiện quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng quy chế

1. Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Các nội dung, mức chi của Quy chế không được vượt quá tiêu chuẩn, chế độ quy định hiện hành.

3. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên.

4. Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tuân thủ chế độ chứng từ kế toán theo quy định hiện hành và quy chế này.

Điều 4. Căn cứ xây dựng quy chế

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư 71/2006/TT-BTC

Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước có liên quan;

Dự toán chi ngân sách Nhà nước giao hàng năm thực hiện chế độ tự chủ tài chính.

Căn cứ Nghị quyết  Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động tổ chức  ngày 21 tháng 10 năm 2021;

Chương II: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ TRƯỜNG

          I. Đội ngũ

- Tổng số: 29 người. Trong đó: Biên chế: 22 người;

HĐ trường (03 Bảo vệ, 03 nhân viên nấu ăn, 01 Lao công): 7 người.

II. Cơ cấu tổ chức

Nhà trường có chi bộ Đảng; tổ chức Công đoàn; Đoàn thanh niên và các tổ chuyên môn. Cụ thể:

1. Chi bộ: Gồm 10 đảng viên; 1đồng chí trong ban Chi ủy chi bộ

- Bà Phạm Thu Thương - Ủy viên

2. Ban giám hiệu: 2 đồng chí

- Bà Phạm Thu Thương- Phó hiệu trưởng.

- Bà Bùi Thị Hà Vân - Phó hiệu trưởng
3. Công đoàn: Gồm 26 đoàn viên ; có 3 đồng chí trong BCH

- Bà Nguyễn Thị Nhàn: Chủ tịch công đoàn.
- Bà Lê Thị Hậu: Trưởng ban nữ công
- Bà Trần Thị Thúy : Ủy viên
4. Đoàn thanh niên: 3 đồng chí
- Bà Hoàng Thị Thùy Trang: Bí thư
- Bà Lộc Thị Lạng:  Phó bí thư

- Bà Nông Thị Mai:  Ủy viên
 5. Các tổ chuyên môn

         - Tổ Chuyên môn 01: 12 đồng chí (Tổ trưởng: Đinh Thị Giang; Tổ phó: Đinh Thị Nguyệt).

      - Tổ Chuyên môn 02: 10 đồng chí (Tổ trưởng: Nguyễn Thị Phương Dung; Tổ phó: Hoàng Thị Năm)

- Tổ văn phòng: Văn thư, y tế + Bảo vệ + Lao công(Tổ trưởng: Tống Thị Thanh Thùy)

 

Chương III: QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 Mục I: NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC NỘI DUNG CHI THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ

Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tự chủ

1. Nguồn Ngân sách nhà nước cấp

Nguồn kinh phí được phòng Giáo dục và Đào tạo giao dự toán thu chi ngân sách sự nghiệp giáo dục 2021.

2. Nguồn kinh phí hợp pháp khác:

a. Các khoản thu theo quy định:

- Năm học 2021- 2022  miễn Học phí :  20.000đ/ 1 tháng/ 1 HS

b. Các khoản thu theo thỏa thuận: (Các khoản thu theo hướng dẫn của cấp trên được phê duyệt và được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh mới thực hiện)

- Tiền chất đốt; Phục vụ bán trú; Vật tư tiêu hao; Tiền thêm giờ; ...

Căn cứ các khoản thu ( Chờ hướng dẫn)

  Căn cứ Thông tư 48/2011/TT- BGDĐTngày 25/10/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.

Thực hiện công văn số 2503/SGDĐT-KHTC ngày 07/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh về việc thực hiện chính sách học phí và quy định một số khoản thu năm học 2021 – 2022, trong thời gian chưa có văn bản hướng dẫn chính thức về triển khai thực hiện chính sách về học phí;

Thực hiện công văn số 626/HDLP- NV-TCKH- GDĐT ngày 19/8/2014 của Ủy Ban nhân dân Thành phố Cẩm Phả về việc  "Hướng dẫn thực hiện hợp đồng nhân viên nấu ăn trong các trường Mầm non, mẫu giáo trên địa bàn Cẩm Phả'';

Điều 6. Các nội dung chi thực hiện chế độ tự chủ

1. Tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương . Tiền công của người lao động được phê duyệt trong vị trí việc làm nhưng không được giao trong chỉ tiêu biên chế (Bảo vệ, vệ sinh).

2. Lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ

3. Các khoản thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước, vệ sinh môi trường,...).

4. Chi vật tư văn phòng (văn phòng phẩm; công cụ, dụng cụ văn phòng,...).

5. Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc (cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, sách, báo, tạp chí,...).

6. Chi hội nghị (tài liệu, thuê hội trường,...).

7. Công tác phí (chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ,...).

8. Chi phí thuê mướn (thuê lao động bên ngoài; thuê mướn khác).

9. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản, công cụ dụng cụ văn phòng.

10. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (vật tư phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, hoạt động chuyên môn, tài liệu,...).

11. Các khoản chi hoạt động thường xuyên khác (các khoản phí và lệ phí, bảo hiểm phương tiện...).

 

 

Mục II: MỨC CHI, PHƯƠNG THỨC,

THỜI GIAN CHI VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Điều 7. Chi thanh toán cá nhân

1. Tiền lương, tiền công:

1.1. Tiền lương, tiền công của cán bộ, giáo viên, nhân viên được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

a. Phương thức chi trả: Chuyển trả 01 lần/tháng vào tài khoản cá nhân của cán bộ, viên chức, người lao động.

b.Thời gian chi trả:  Từ ngày 10 đến ngày 20 hàng tháng

1.2. Tiền lương của cán bộ, viên chức, người lao động được cử đi học thực hiện theo quy định hiện hành.

1.3. Tiền lương của cán bộ, viên chức, người lao động  nghỉ ốm đau, thai sản: Do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả theo chế độ quy định.

1.4. Tiền công của người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng (trừ Bảo vệ, vệ sinh, lao công) thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các khoản phụ cấp:    

Các khoản phụ cấp thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước gồm: phụ cấp chức vụ; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp kiêm nhiệm và các khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước.

3. Các khoản trích nộp theo lương, bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.

3.1. Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gồm: Cán bộ, viên chức, nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn, theo Luật lao động và thỏa thuận hợp đồng với người lao động.

3.2. Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Nhân viên  làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc có thời hạn từ 12 tháng trở lên.

3.3. Mức trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn: Thực hiện theo quy định của Nhà nước.

4. Lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ:               

4.1. Cán bộ, viên chức, người lao động làm việc vào ban đêm, thêm giờ được thanh toán lương làm việc vào ban đêm, thêm giờ theo quy định của Nhà nước.

4.2. Thanh toán tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ

- Đối tượng không phải là giáo viên: thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

- Đối với giáo viên tiền lương dạy thêm giờ được thực hiện theo thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính.

Các cán bộ, viên chức làm việc ban đêm, làm thêm giờ phải được Thủ trưởng đơn vị bố trí nghỉ bù. Trường hợp không bố trí được nghỉ bù, cần phải thanh toán tiền làm việc ban đêm, làm thêm giờ thì trước khi thực hiện phải có ý kiến phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị, tổng số giờ làm việc vào ban đêm, thêm giờ không quá 200 giờ đối với mỗi cán bộ, viên chức, nhân viên trong một năm.

4.3. Hồ sơ, thủ tục thanh toán tiền lương làm việc vào ban đêm, thêm giờ:

a. Giấy đề nghị thanh toán.

b. Bảng chấm công làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc Giấy báo làm thêm giờ.

c. Bảng thanh toán tiền làm việc vào ban đêm, thêm giờ phản ánh đúng, đủ các nội dung, chỉ tiêu theo mẫu đính kèm.

4.4. Bộ phận  kế toán thực hiện thanh toán chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thanh toán theo quy định hiện hành và Quy chế này.

5. Tiền công của Bảo vệ; Vệ sinh, lao công

Chi trả tiền công cho bảo vệ, vệ sinh của các phân hiệu như sau

+  Phân hiệu 1: 02 Bảo vệ: 2.500.000đ/người; 01 vệ sinh: 2.500.000đ/người

+ Phân hiệu 2: 01 Bảo vệ ( kiêm lao công) : 2.500.000đ/người.

- Các nội dung thuê mướn khác chi theo thực tế.

- Các khoản bảo hiểm (nếu có): Theo quy định hiện hành.

6. Chi đồng phục (nếu có); phương tiện bảo vệ đối với lực lượng bảo vệ

6.1 Chi phương tiện, trang phục cho bảo vệ: Mức chi không quá 800.000 đ/người/năm để mua sắm (hoặc trang cấp) trang phục và các đồ dùng thiết yếu như: trang phục, đèn pin, ủng, áo mưa, còi...

6.2. Phương thức thực hiện:

- Có thể cấp phát bằng hiện vật hoặc thanh toán bằng tiền cho cá nhân tự mua sắm.

Điều 8: Chi nghiệp vụ chuyên môn

Căn cứ kế hoạch hoạt động năm học, các văn bản hướng dẫn của ngành và nhu cầu thực tế tại đơn vị, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí tổ chức trên tinh thần tiết kiệm nhưng đảm bảo hiệu quả trong tổ chức các hoạt động. Mức chi cụ thể tối đa cho một số nội dung như sau:

1. Chi tổ chức các chuyên đề, tiết mẫu cấp trường

- Nội dung chi  bao gồm  đồ dùng, vật mẫu giảng bài… của giáo viên dạy chuyên đề ( tiết mẫu), thiết bị, vật phẩm thực hành cho học sinh:  thanh toán theo thực tế.

- Chi trang trí khánh tiết, giải khát giữa giờ: Áp dụng theo mức chi hội nghị.

2. Chi hỗ trợ học, tập huấn chuyên môn

Thực hiện học chuyên môn hè, các đợt tập huấn chuyên môn theo chỉ đạo của Phòng mức chi hỗ trợ không quá 50.000 đồng/ngày/người.

3. Chi các kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường, chi tổ chức các kỳ thi khác theo quy định:

- Chi tổ chức: Chi theo thực tế trên cơ sở tiết kiệm, sử dụng hiệu quả kinh phí được giao. Riêng chi trang trí khánh tiết, nước uống: áp dụng mức chi hội nghị.

- Chi thù lao cho đối tượng trực tiếp tổ chức và phục vụ cho hoạt động thi. Vận dụng mức chi, Mức chi tối đa bằng 30% theo Hướng dẫn số 2040/HD-SGDĐT ngày 02/8/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh.

- Chi khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích trong các cuộc thi: Căn cứ vào quy  mô, tính chất từng cuộc thi các đơn vị xây dựng kế hoạch (hoặc điều lệ) tổ chức và xây dựng, quyết định mức chi khen thưởng cho phù hợp với từng cuộc thi.

4. Chi tổ chức Khai giảng, các hoạt động ngoại khóa; các hoạt động vui chơi, vận động vui chơi của học sinh; các ngày truyền thống (VD: Trung thu, 1/6, 26/3…).

4.1. Nội dung chi: Chi tổ chức chương trình: Trang trí khánh tiết, âm thanh loa máy; thuê trang phục, đạo cụ; phần thưởng, tiền thưởng; các dịch vụ và chi phí khác có liên quan.

4.2. Mức chi: Chi theo thực tế trên nguyên tắc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả kinh phí cho các hoạt động.

5. Chi hỗ trợ trang trí lớp: Mức hỗ trợ không quá 300.000đ/ lớp/ năm ( cấp phát đồ)

6. Các khoản chi phí khác: Văn phòng phẩm chi theo thực tế; Hội nghị tổng kết: theo chế độ chi hội nghị quy định tại quy chế này.

Điều 9. Chi khen thưởng, phúc lợi tập thể

1. Chi khen thưởng:

Chế độ chi thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính; Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Đảm bảo chế độ khen thưởng đối với cán bộ giáo viên, tập thể có thành tích trong công tác chuyên môn, hoạt động đoàn thể (CSTĐ, GVG...) theo QĐ của Hiệu trưởng nhân dịp ngày 20/11, ngày 8/3 và các đợt thi đua khác.... Mức thưởng cho cá nhân không quá 300.000đ/ GV; tập thể không quá 500.000đ/TT

+ GV dạy giỏi cấp trường: 150.000đ/người;

+ GV dạy giỏi cấp thành phố: 200.000đ/người;

+ GV tiêu biểu: 200.000đ/người;

+ GV, NV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 200.000đ/người

- Chi khen thưởng giờ dạy giỏi nhân dịp 20/11, 08/3 và các đợt thi đua khác, giáo viên dạy giỏi cấp trường... với mức tiền thưởng là 100.000đ/người theo đề nghị của BCH Công đoàn.

2. Chi hỗ trợ các dịp lễ, Tết và ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm

Các dịp nghỉ lễ, Tết được hiểu là các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, cụ thể: Tết dương lịch; Tết Nguyên đán; ngày Quốc tế Lao động 1/5; ngày Quốc khánh 2/9; Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Mức chi: Tết Nguyên đán, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 500.000đ/ người/ dịp lễ, Tết . Còn các dịp lễ, tết khác tùy theo điều kiện và nguồn kinh phí của nhà trường nhưng không quá 300.000 đồng/người/dịp Lễ Tết.

Đối tượng áp dụng bao gồm cán bộ, viên chức, nhân viên thuộc định biên biên chế  nhà trường.

3. Chi phúc lợi tập thể khác

3.1. Nội dung chi

a. Mua thuốc y tế cơ quan thông thường;

b. Khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho cán bộ, viên chức, nhân viên;

c. Chi hỗ trợ cho cán bộ, viên chức, nhân viên nghỉ hưu, thôi việc;

d. Chi hỗ trợ trực lễ, Tết cho cán bộ, viên chức, nhân viên:

Các dịp lễ, tết; số ngày nghỉ trong các dịp lễ, tết: Theo quy định của Bộ Luật lao động và Thông báo nghỉ lễ, tết hàng năm do Bộ Lao động và thương binh xã hội ban hành.

e. Chi đồng phục  

f. Các khoản chi phúc lợi tập thể khác.

3.2. Mức chi:

a. Chi mua thuốc y tế cơ quan thông thường: Theo thực tế thực hiện với đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.

b. Chi khám sức khoẻ định kỳ: Trên cơ sở hợp đồng khám bệnh với đơn vị có chức năng cung ứng dịch vụ theo quy định hiện hành không quá 1.000.000đ/ người

c. Chi hỗ trợ cho cán bộ, viên chức, nhân viên nghỉ hưu, chuyển đổi công tác: Mức chi 500.000 đồng/người (Đối tượng công tác 3 năm trở lên);

d. Mức chi hỗ trợ trực các dịp nghỉ lễ, Tết 200.000 đồng/người/ngày.

e. Chi đồng phục : ( Không bao gồm đồng phục của bảo vệ)  Mức chi không quá 1.000.000 đồng/người/năm.

f. Các khoản chi phúc lợi khác: Thực hiện theo quy định hiện hành. ( Vd: Chi hỗ trợ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn dịp tết nguyên đán: 500.000đ/ người)

Điều 10. Chi thanh toán dịch vụ công cộng, nước uống cho giáo viên.

1. Chi phí sử dụng điện, nước:

Cán bộ, viên chức, người lao động có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện, nước tại cơ quan. Mức chi thanh toán tiền điện, nước theo thực tế sử dụng căn cứ chỉ số sử dụng tại công tơ điện, nước và đơn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.. Ngoài nguồn ngân sách, chi phí sử dụng điện nước còn chi bằng các khoản thu khác (mức chi quy định theo dự toán của từng khoản thu).

2. Chi phí nhiên liệu:

2.1. Nội dung chi:

a) Chi xăng xe ô tô phục vụ công tác: Không áp dụng.

b) Chi nhiên liệu (xăng, dầu,...) vận hành máy phát điện.

2.2. Mức chi:

Chi nhiên liệu vận hành máy phát điện: Theo thực tế sử dụng căn cứ số lượng nhiên liệu tiêu hao và hoá đơn hợp pháp, hợp lệ.

Điều 11: Chi văn phòng phẩm:

1. Đối tượng áp dụng: Cán bộ, giáo viên, nhân viên

2. Hình thức thực hiện:

2.1. Đối với giáo viên: Chi khoán.

2.2. BGH, nhân viên khác: Cấp phát theo thực tế sử dụng.

3. Danh mục văn phòng phẩm khoán bao gồm: Giáo án, giấy, bút, phấn và các dụng cụ như: bìa kẹp tài liệu, ghim, máy dập ghim (loại nhỏ), sổ công tác, cặp đựng tài liệu, hồ dán,... phục vụ nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên.

 Mức chi khoán: 300.000 đồng/người/năm.

4. Phương thức chi trả:

Chi trả theo hình thức khoán: Thực hiện chi trả 01 lần vào đầu năm học và chuyển vào tài khoản cá nhân của từng giáo viên theo đề nghị của chuyên môn.

Điều 12. Chi thông tin, tuyên truyền liên lạc

1. Cước phí bưu chính

         1.1. Cước phí bưu chính bao gồm: cước phí gửi công văn, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện; chi mua tem thư (nếu có) phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.

1.2. Cước phí bưu chính được thanh toán theo thực tế sử dụng.

Hàng tháng, căn cứ hoá đơn cước phí bưu chính do đơn vị cung cấp dịch vụ thông báo được bên sử dụng xác nhận.

2. Chi điện thoại cố định/di động tại cơ quan (01 máy: 01 máy phòng Hiệu trưởng) theo thực tế sử dụng.

3. Chi mua báo, tạp chí, ấn phẩm phục vụ nhiệm vụ chuyên môn

3.1. Việc cung cấp báo, tạp chí, ấn phẩm được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a. Báo, tạp chí, ấn phẩm các loại cung cấp phải phục vụ trực tiếp cho các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao của từng đơn vị, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả;

b. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu theo dõi thông tin của Lãnh đạo; phục vụ công tác tuyền truyền.

c. Không thực hiện cung cấp các báo, tạp chí, ấn phẩm ngoài chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị; cán bộ, viên chức thực hiện khai thác các báo mạng phục vụ công việc, công tác nghiên cứu và tra cứu thông tin.

3.2 Hàng tháng, căn cứ hoá đơn mua báo, tạp chí, ấn phẩm do đơn vị cung ứng dịch vụ thông báo các đơn vị gửi hồ sơ thanh toán để thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

4. Chi công tác tuyền truyền và thông tin khác

4.1. Nội dung

a. Chi tổ chức các cuộc họp, tuyền truyền về chế độ, chính sách, kế hoạch giảng dạy, họp phụ huynh học sinh... thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao;

b. Chi tuyền truyền, phổ biến pháp luật đối với cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị.

c. Các khoản chi phục vụ tuyên truyền khác, như: Chi in ấn tài liệu, băng rôn, khẩu hiệu,... phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền.

4.2. Mức chi:

- Chi cho công tác tổ chức và các khoản chi phục vụ: Mức chi tối đa theo chế độ chi hội nghị hiện hành.

- Chi in ấn chỉ, tài liệu; băng rôn, khẩu hiệu.. phục vụ tuyên truyền: Chi theo thực tế.

Điều 13. Chế độ chi hội nghị

Thực hiện quy định tại công văn số 5806/UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn thực hiện chế độ công tác phí, chế độ hội nghị, mức chi cụ thể như sau:

1. Nội dung và mức chi:

1.1. Chi trang trí khánh tiết: Mức chi tối đa không quá 500.000 đồng/hội nghị.

1.2. Thuê âm thanh, loa máy: Chỉ áp dụng cho khai giảng năm học mới, ngày 1/6; Lễ kỷ niệm các năm chẵn thành lập trường. Mức chi tối đa không quá 3.000.000 đồng/01 cuộc tổ chức.

1.3. Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị: Mức chi tối đa không vượt quá theo quy định tại điểm a, mục 2.2 công văn số 5806/UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh.

1.4 Chi giải khát giữa giờ: Mức chi tối đa 20.000 đồng/đại biểu/buổi (1/2 ngày)

1.5. Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước 100.000đồng/ngày/người.

1.6. Các khoản chi theo thực tế: Chi thuê hội trường, phòng họp; chi tiền văn phòng phẩm phục vụ hội nghị; chi tiền phương tiện đưa đón đại biểu; các khoản chi thuê mướn, dịch vụ khác liên quan đến tổ chức hội nghị

Điều 14. Chế độ công tác phí.

Thực hiện quy định tại công văn số 5806/UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn thực hiện chế độ công tác phí, chế độ hội nghị, mức chi cụ thể như sau:

1. Thanh toán tiền chi phí đi lại:

 Thanh toán theo hóa đơn thực tế: Thực hiện theo quy định tại điểm a, mục 1.1, phần IV công văn số 5806/UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh QN.

2. Phụ cấp lưu trú:

- Mức phụ cấp lưu trú trả cho người đi công tác có ngủ lại qua đêm:

+ Trường hợp được cử đi công tác trên biển, đảo: 200.000 đồng/người/ngày

+ Trường hợp được cử đi công tác trên đất liền: 150.000 đồng/người/ngày

- Mức phụ cấp lưu trú trả cho người đi công tác đi về trong ngày (tính bao gồm cả thời gian đi trên đường và thời gian làm việc)

+ Trường hợp được cử đi công tác trên biển, đảo thời gian đi công tác không thấp hơn 8 giờ được thanh toán 70.000 đồng/người.

+ Trường hợp được cử đi công tác trên đất liền thời gian đi công tác không thấp hơn 8 giờ được thanh toán 50.000 đồng/người.

3. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:

3.1. Nguyên tắc chung: Chỉ áp dụng cho trường hợp người đi công tác có ngủ lại qua đêm; Nếu đi công tác theo đoàn (từ 02 người trở lên) tính theo phòng, tối thiểu mỗi phòng 02 người, phân biệt phòng theo giới tính nhưng không phân biệt phòng theo lãnh đạo và nhân viên khi cùng giới tính.

3.2. Mức chi:

a. Thanh toán theo hóa đơn:

- Đi công tác tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: 700.000 đồng/ngày/phòng.

- Đi công tác tại các vùng còn lại: 450.000 đồng/ngày/phòng.

b. Thanh toán theo hình thức khoán:

- Đi công tác tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: 450.000 đồng/ngày/người.

- Đi công tác tại các vùng còn lại: 250.000 đồng/ngày/người

c. Trường hợp người đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày (sau 18 giờ) thì được thanh toán thêm 50% tiền thuê phòng nghỉ tương ứng của cùng đối tượng; Không thanh toán tiền thuê phòng nghỉ trong thời gian đi qua đêm trên tàu, xe và các phương tiện đi lại khác.

4. Thanh toán tiền khoán công tác phí theo tháng:

4.1. Đối tượng áp dụng: Văn thư, kế toán

4.2. Mức khoán:

- Văn thư: 500.000đ/tháng

4.3. Hình thức thanh toán: Thanh toán hàng tháng cùng với kỳ trả lương.

Điều 15. Chi tiếp khách trong nước

1. Nguyên tắc:

1.1. Việc tiếp khách trong nước phải được Hiệu trưởng trường phê duyệt (đối với khách của trường).

1.2. Đơn vị phải thực hành tiết kiệm trong việc tiếp khách, việc tổ chức tiếp khách phải đơn giản, không phô trương hình thức, thành phần tham dự là những người trực tiếp liên quan.

1.3. Không sử dụng ngân sách để mua quà tặng đối với các đoàn khách đến làm việc.

1.4. Mọi khoản chi tiêu tiếp khách phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định và đảm bảo công khai, minh bạch.

2. Mức chi tiếp khách:

2.1. Đối với khách đến làm việc tại trường trực thuộc: Chi nước uống tối đa 20.000 đồng/người/ngày (02 buổi).

2.2. Chi mời cơm: Trường không tổ chức chi chiêu đãi đối với khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; trường hợp xét thấy cần thiết thì chỉ tổ chức mời cơm khách theo mức chi tiếp khách tối đa không quá 150.000 đồng/suất.

Điều 16. Mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định (TSCĐ).

1. Việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định và cung ứng các dịch vụ phục vụ hoạt động của trường phải đảm bảo theo định mức chi theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về mua sắm tài sản, phương tiện làm việc trong các cơ quan nhà nước.

2. Chủ động việc mua sắm tài sản (đối với tài sản không thuộc danh mục mua sắm tập trung), sửa chữa thường xuyên tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động thường xuyên; Sử dụng nguồn kinh phí được giao hàng năm để thực hiện mua sắm.

3. Đối với những tài sản, thiết bị trong danh mục mua sắm tập trung theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, nhà trường lập danh sách đăng ký về Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo quy trình.

4. Quy trình thực hiện:

4.1. Lập kế hoạch, dự toán mua sắm, sửa chữa.

4.2. Hóa đơn, chứng từ thanh toán.

a. Hạn mức mua sắm, sửa chữa dưới 20 triệu đồng:  Nhà trường lựa chọn sản phẩm, giá cả hàng hóa phù hợp, thực hiện ký hợp đồng (nếu cần thiết), mua, bàn giao hàng hóa, sản phẩm và gửi hợp đồng (nếu có) và hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính về bộ phận kế toán tổng hợp thanh toán.

b. Hạn mức mua sắm, sửa chữa từ 20 triệu đến dưới 100 triệu đồng([1]):

- Bước 1. Sau khi khảo sát giá thị trường (tối thiểu 03 báo giá của 3 đơn vị cung ứng dịch vụ), đơn vị lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

-Bước 2.Căn cứ Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị ký thương thảo hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ,

- Bước 3. Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, đơn vị thực hiện ký hợp đồng

- Bước 4. Thực hiện bàn giao, nghiệm thu sản phẩm, thanh lý hợp đồng.

- Bước 5. Tập hợp hồ sơ thanh toán gửi về bộ phận kế toán kiểm soát và thực hiện quy trình thanh toán.

c. Hạn mức mua sắm, cải tạo sửa chữa tài sản, công trình trên 100 triệu đồng: Thực hiện theo quy định về đấu thầu theo Luật đấu thầu; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014; Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 17. Chi hoạt động tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục([2])

1.  Chi thuê chuyên gia tư vấn (trong nước và ngoài nước) triển khai công tác tự đánh giá: Thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên nhưng mức chi không quá 500.000 đồng/người/buổi (1/2ngày). Mỗi cuộc tự đánh giá thuê không quá 01 người/03 buổi.

2. Chi điều tra, thu thập thông tin, xử lý, phân tích kết quả thu thập thông tin, minh chứng, mã hóa minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan: Tùy từng hạng trường, Trường hạng I áp dụng 100% mức chi;

Mức chi tối đa khoán cho tổ trong hoạt động tự đánh giá: 4.000.000 đồng.

3. Chứng từ làm cơ sở thanh toán:

- Các văn bản xây dựng cho hoạt động tự đánh giá.

- Danh sách các thành viên trong tổ đánh giá. Mức chi cho từng thành viên.

Điều 18. Chi hỗ trợ hoạt động của Đoàn thanh niên trường, Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân.

Khi có nhiệm vụ phát sinh, Bí thư đoàn trường, Chủ tịch công đoàn cơ sở, Trưởng ban thanh tra nhân dân phối hợp với Hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc lập dự toán kinh phí, thống nhất các nội dung hỗ trợ kinh phí.

Khi cần thiết người đứng đầu đơn vị giao cho Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ mà phải làm thêm giờ thì Ban thanh tra nhân dân được hưởng tiền thêm giờ theo quy định.

Điều 19. Sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm.

1. Nội dung chi kinh phí tiết kiệm

 Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần kinh phí tiết kiệm chi được sử dụng theo trình tự như sau:

a) Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định;

b) Trích lập quỹ chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng cụ thể do Thủ trưởng đơn vị  thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định theo từng năm;

c) Trích lập quỹ chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, Mức chi cụ thể do Thủ trưởng đơn vị thống nhất với ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định theo từng năm;

d) Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;

đ) Đối với đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động.

2.  Chi thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm được.

Chỉ chi thu nhập tăng thêm cho đối tượng trong chỉ tiêu biên chế, hợp đồng theo hệ số, hợp đồng khoán gọn được cấp có thẩm quyền giao; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương; không chia theo chức vụ.

Căn cứ vào nguồn kinh phí và hiệu suất công tác của từng người được đánh giá theo năm tài chính, làm cơ sở chi trả bổ sung thu nhập cho người lao động, bảo đảm theo nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc, người nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả bổ sung thu nhập cao hơn và được xếp loại theo A-B-C, hệ số bổ sung thu nhập tương ứng với từng loại; cá nhân vi phạm quy chế chuyên môn không được xét để hưởng bổ sung thu nhập.

Quy định hệ số bổ sung thu nhập bình quân:

- Loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiết kiệm chi. Hệ số 1,0

- Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiết kiệm chi. Hệ số 0,9

- Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ, tiết kiệm chi. Hệ số 0,8

- Loại D: Không hoàn thành nhiệm vụ. Không được hưởng thu nhập tăng thêm.

Thu nhập bình quân

=

Tổng kinh phí tiết kiệm được

{(a*1,0)+(b*0,9)+(c*0,8)

Trong đó: a - là số người đạt xếp loại A

                b - là số người đạt xếp loại B

                c - là số người đạt xếp loại C

 Bổ sung thu nhập của từng cá nhân = thu nhập bình quân x Hệ số bổ sung thu nhập bình quân.

CHƯƠNG III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Cán bộ, viên chức, nhân viên cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, thực hiện đúng bản quy chế chi tiêu nội bộ đã được thông qua. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và công khai tài chính thường xuyên hàng năm theo quy định.

Điều 22. Các nội dung khác không đề cập đến tại quy chế này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện có những điểm còn chưa phù hợp cần kịp thời đề xuất, báo cáo với lãnh đạo để cùng nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện. Nội dung điều chỉnh báo cáo với các cơ quan chức năng để theo dõi, kiểm soát./.

Quy chế này áp dụng từ ngày 01/01/2022.

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Cẩm Phả (B/c);

- Kho bạc NN TP Cẩm Phả(K/s);

- BGH, CĐ, CM, Kế toán( t/h);

- Lưu: VT.        

 

Q. HIỆU TRƯỞNG

 

 

Phạm Thu Thương

 

     

 

[1]Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016;  điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013và khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

[2] Quy định tại Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/8/2014 của Liên bộ Tài chính – Giáo dục đào tạo

Nguồn tin:
Số lần đọc: 534  - Cập nhật lần cuối:  05/01/2022
Về trang trước   Bản in   Email   Về đầu trang

Tìm theo ngày:   
  Bài đã đăng
Trang chủ | Tài nguyên | Diễn đàn | Quản trị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG MẦM NON CỘNG HÒA 
Bản quyền thuộc về: Trường mầm non Cộng Hòa
Địa chỉ:
Điện thoại:
E-mail:
Website: campha.edu.vn/mnconghoa
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà