Chuyên đề trong tâm năm học 2020 -2021
04/11/2020
PHÒNG GD&ĐT CẨM PHẢ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
TRƯỜNG MN CẨM SƠN 2
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
–––––––––––
Số:191/KH-MNCS2
|
–––––––––––––––––––––––
Cẩm Sơn, ngày 02 tháng 10 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Căn cứ công văn số: 2511/SGDĐT-GDMN ngày 25/09/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện chuyeen môn cấp học mầm non năm học 2020 - 2021;
Căn cứ công văn số 767/PGD&ĐT ngày 25 tháng 09 năm 2020 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2020 - 2021;
Căn cứ Kế hoạch số 180/KH-MNCS2 ngày 25 tháng 09 năm 2020 của trường mầm non Cẩm Sơn 2 Kế hoạch năm 2020 -2021;
- Căn cứ vào kết quả tổng kết chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016 - 2020 và điều kiện thực tế của nhà trường, vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDMN. Trường Mầm non Cẩm Sơn 2 xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2 năm học 2020 – 2021 với những nội dung cơ bản sau:
I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
- Thuận lợi
- Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên sau 04 năm thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2 vì vậy trường mầm non Cẩm Sơn 2 có thuận lợi
- Cơ sở vật chất: Khuôn viên nhà trường rộng rãi có sân chơi, có khu vực vườn rau của bé, các lớp học được kiên cố hóa, rộng rãi đảm bảo công tác chăm sóc giáo dục trẻ
- 100% các lớp có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị dạy học tối thiểu để chăm sóc giáo dục trẻ, 100% các lớp trang trí các góc chơi phù hợp, các lớp xây dựng tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm
- Đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, 100% giáo viên được tập huấn về chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, biết áp dụng 05 tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
- Trẻ: Các cháu ngoan ngoãn, có nền nếp tham gia học tập, được học theo độ tuổi
- Ngay từ đầu năm học nhà trường cũng xác định đây là một nhiệm vụ trong tâm của năm học, chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên đề, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp.
- Phụ huynh quan tâm hợp tác với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia vào các hoạt động trải nghiệm cho trẻ
2. Khó khăn
- Các lớp khu vệ sinh thường xuyên bị tắc, hỏng do việc sử dụng lâu ngày
- Một số giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục
II. MỤC TIÊU
- Củng cố và nâng cao nhận thức và năng lực cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc áp dụng các quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương.
- 100% phụ huynh được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và huy động phối hợp sự tham gia của cha mẹ trẻ, cộng đồng trong việc xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Phấn đấu 100% giáo viên biết xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo giáo dục áp dụng quan lấy trẻ làm trung tâm. 100% các lớp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; 100% trẻ được đánh giá khả năng, năng lực của từng trẻ, 100% trẻ được tôn trọng, được phát triển thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ
- Đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ học bằng chơi, bằng trải nghiệm; góp phần nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.
- Tiếp tục củng cố, quy hoạch và giữ vững 03 khu vực chơi cho trẻ trải nghiệm, thư viện của bé, khu vực bé khám phá khoa học chơi với các và nước, góc thiên nhiên cho trẻ trải nghiệm
- Tổ chức đa dạng phong phú các hoạt động trải nghiệm cho trẻ đáp ứng nhu cầu hứng thú và khả năng của trẻ phát huy tính tích cực của trẻ.
II. NỘI DUNG
- Bồi dưỡng đội ngũ
2. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng kế hoạch áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
3. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao việc tạo môi trường giáo dục nhằm khuyến khích trẻ hoạt động tích cực
3. Tiếp tục đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
4. Sáng tạo và linh hoạt trong đánh giá sự phát triển của trẻ
5. Tăng cường công tác tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng để phối hợp thực hiện
VI. GIẢI PHÁP
- Bồi dưỡng đội ngũ
- Tổ chức 02 buổi tập huấn chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm cho 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường vào tháng 9 và tháng 10 năm 2020
- Tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ áp dung các tiêu chí thực hành quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong việc tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn trường, tổ.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc hợp tác với cha mẹ trẻ, thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ trong việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
2. Tiếp tục củng cố nâng cao hiệu quả xây dựng môi trường giáo dục nhằm khuyến khích trẻ hoạt động tích cực
- Chỉ đạo giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức. Trẻ vừa là chủ thể của hoạt động: Khi trẻ được tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ thì hoạt động giáo dục có hiệu quả nhất. Trẻ vừa là đối tượng của hoạt động: Thích khám phá những điều mới lạ nên dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích.
- Chỉ đạo giáo viên tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm và bổ sung học liệu, đồ dùng, đồ chơi phong phú;
+ Thường xuyên vệ sinh góc chơi; sắp xếp gọn gàng, thẩm mỹ, khoa học;
+ Tổ chức các hoạt động trong lớp học, ngoài trời luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, cho trẻ sử dụng theo nhiều cách khác nhau, sáng tạo.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cách sắp sắp đồ dùng, đồ chơi trong ngoài nhóm lớp.
+ Sắp xếp thiết bị, đồ chơi, theo hướng mở, kích thích sự chú ý và hứng thú tìm tòi, khám phá của trẻ, thuận lợi và dễ dàng cho trẻ lấy. Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động, để trẻ có thể chủ động, vui chơi, tìm tòi khám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ ý kiến.
3. Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
3.1. Tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, giao tiếp
- Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên tạo mọi cơ hợi để trẻ tích cực tham gia các hoạt động “Chơi mà học, học bằng chơi” ở mọi lúc mọi nơi phù hợp với độ tuổi; Chú trọng vận dụng kiến thức, kỹ năng, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào việc tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non đảm bảo có sự linh hoạt, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục coi trọng việc áp dụng đa dạng hình thức, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Chỉ đạo các lớp lồng ghép tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường, biển đảo, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai, chỉ đạo giáo viên chú trọng việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong các hoạt động
- Trong mỗi hoạt động giáo viên cần linh hoạt sáng tạo khi tổ chức các hoạt động. Giáo viên chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi phong phú khi tổ chức các hoạt động, tổ chức cho trẻ trải nghiệm, khám phá, tìm tòi cái mới, trẻ tự phát hiện ra những cái mà trẻ chưa biết. Giáo viên cần linh hoạt sáng tạo, lựa chọn nhiều hình thức hấp dẫn tổ chức cho trẻ hoạt động. Kích tích trẻ hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng; Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công; học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông qua vui chơi.
3.2 Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp trong tổ chức các hoạt động giáo dục:
a. Hoạt động ngoài trời
- Tùy theo nội dung hoạt động, không nhất thiết phải theo chủ đề, giáo viên có thể lựa chọn nội dung, hình thức phong phú, phù hợp thời điểm, thay đổi nội dung ở các buổi trong tuần, giúp trẻ hứng thú tham gia; trò chơi vận động, trò chơi dân gian, hoạt động tham quan, quan sát môi trường, thiên nhiên, chăm sóc cây xanh, vườn rau... tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá một cách tự nhiên hứng thú và sáng tạo, giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
- Khi chọn nội dung chơi giáo viên phải căn cứ vào Chương trình giáo dục mầm non, để đạt được mục tiêu và phù hợp độ tuổi tránh tình trạng quá sức hoặc không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
- Bố trí các nhóm chơi thuận tiện cho việc quan sát, bao quát của giáo viên trong quá trình trẻ chơi; tránh tình trạng lựa chọn quá nhiều nội dung, chia nhiều nhóm nhỏ hoặc khoảng cách giữa các nhóm quá xa giáo viên không hỗ trợ kịp thời cho trẻ.
b. Hoạt động học
* Những lưu ý khi giáo viên tổ chức hoạt động.
- Làm quen văn học: Không nên cho trẻ kể truyện đồng thanh, làm giảm cảm xúc và sự cảm thụ tác phẩm văn học, nên tập cho trẻ nói lời thoại của các nhân vật sao cho phù hợp với giọng điệu của từng nhân vật, để khi thuộc truyện, trẻ kể diễn cảm hơn, cần chú ý đến tất cả các đối tượng, đặc biệt là những trẻ nhút nhát, chậm phát triển về ngôn ngữ.
- Hoạt động âm nhạc: Lựa chọn nội dung các hoạt động (hát, vận động, nghe hát hoặc trò chơi âm nhạc) phải phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Nếu giáo viên không thuộc bài hát thì sử dụng băng đĩa cho trẻ nghe, giúp trẻ cảm thụ bài hát trọng vẹn hơn. Khi lựa chọn đồ dùng âm nhạc phục vụ cho phần vận động phải có tác dụng thiết thực tránh ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng vận động trong quá trình kết hợp giữa hát và vận động.
- Hoạt động khám phá: lựa chọn nội dung khám phá gần gũi, dựa trên cơ sở vốn hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ, giúp trẻ hứng thú tìm tòi, khám phá; tránh lựa chọn nội dung quá khó, không sát với thực tế của trẻ. Hệ thống câu hỏi cần giúp trẻ suy nghĩ, giải quyết vấn đề, thu hút trẻ vào đối tượng cần khám phá nhằm phát triển tư duy cho trẻ. Tổ chức khám phá dưới nhiều hình thức và được xen kẽ giữa các hoạt động để trẻ không nhàm chán.
- Làm quen chữ cái: Luyện phát âm, nhận biết là nội dung cần tập trung cho trẻ thực hiện trong hoạt động, tổ chức dưới nhiều hình thức, phát huy hết các giác quan (nghe, nhìn, sờ,...), sử dụng các bộ phận trên cơ thể (tay, chân...) qua các trò chơi để giúp trẻ nhận biết chữ cái. Tuy nhiên, bài tập cần nâng cao dần yêu cầu trong hoạt động tránh tình trạng tổ chức dưới nhiều hình thức nhưng chi một nội dung, đơn điệu.
c. Hoạt động góc
- Khi lựa chọn và định hướng các góc chơi, nội dung chơi, nguồn nguyên vật liệu, cần chú ý: Ở mỗi góc chơi sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng gì đáp ứng cho mục tiêu cần đạt trong tuần/ tháng, có thể sẽ có những nội dung không theo chủ đề nhưng phát triển các kỹ năng cần thiết theo yêu cầu Chương trình phù hợp với khả năng, hứng thú và nhu cầu của trẻ.
- Giáo viên quan sát các góc để hỗ trợ kịp thời về nội dung chơi, nguyên vật liệu, đặt câu hỏi gợi ý, tham gia chơi cùng trẻ,... Việc liên kết các góc chơi phải đảm bảo tính phù hợp, không gượng ép, góc nào có thể liên kết được thì mới liên kết (ví du: Góc xây dựng đã có gạch sẵn hay góc học tập đã có sẵn bút, giấy thì không cần phải đến góc bán hàng để mua).
- Hình thức đóng chủ đề có thể thay đổi, tùy thuộc ý tưởng của từng giáo viên, nội dung của từng chủ đề, không bắt buộc phải tham quan tất cả các góc và giới thiệu tất cả các sản phẩm, chiếm nhiều thời gian, lặp đi lặp lại nhiều lần (trong quá trình trẻ chơi các góc trong tuần, sự liên kết giữa các góc và cuối giờ giáo viên đã đi đến từng góc hỏi kết quả, được nghe trẻ giới thiệu sản phẩm và trao đổi về buổi chơi tiếp theo). Có thể thay đổi hình thức đóng chủ đề, ví dụ: Mỗi nhóm lựa chọn những sản phẩm tiêu biểu của mình, lên sân khấu để giới thiệu cho các nhóm khác xem.
4. Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc việc đánh giá trẻ
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc việc đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sơ đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tể của trường, lớp (không đánh giá so sánh giũa các trẻ).
- Chỉ đạo giáo viên thực sự tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức và tốc độ học tập và phát triến riêng; Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá trẻ theo quy định, kiểm tra việc đánh giá trẻ của giáo viên từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ phù hợp với từng trẻ.
5. Tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng để phối hợp thực hiện
- Tuyên truyền tới toàn thể phụ huynh học sinh thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ ở trường mầm non, xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ trẻ, luôn tôn trọng, chấp nhận cha mẹ trẻ, không ác cảm, định kiến, phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (tổ chức 02 lần/năm học)
- Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
- Xây dựng được mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Giải quyết các vấn đề xảy ra một cách có hiệu quả
- Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đinh về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ đê thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
- Giáo viên thường xuyên gần gũi, quan tâm đến tình hình của trẻ, thường xuyên trao đổi với phụ huynh về mức độ phát triển chủa trẻ để phối hợp thực hiện tốt chuyên đề
- Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn:
- Phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trong của việc thực hiện chuyên đề, ủng hộ chậu cây xanh, nguyên vật liệu, ngày công tạo dựng môi trường giáo dục, tham dự các hoạt động mẫu áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền trao đổi trực tiếp với cha mẹ trong giờ đón và trả trẻ. Họp cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm và sự hỗ trợ của cha mẹ. Bảng tuyên truyền về một số nội dung của chuyên đề và các kiến thức liên quan, đặt tại nhóm, lớp, trường mầm non. Qua các ngày lễ hội trong năm của trường.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thời gian
|
Nội dung
Trọng tâm
|
Biện pháp
|
Kết quả
|
Tháng 9
|
- Bồi dưỡng 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường
+ Bồi dưỡng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
+ Bồi dưỡng xây dựng kế hoạch giáo dục áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
+ Bồi dưỡng tổ chức các hoạt động giáo dục áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
+ Bồi dưỡng, tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng để phối hợp thực hiện
- Chỉ đạo 100% các lớp điểm chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
- Tiếp tục bổ sung môi trường vật chất cho trẻ hoạt động bên trong nhóm lớp
|
- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm.
- Bố trí 100% giáo viên tham gia học
- Chuẩn bị phòng học, nội dung bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
- Tổ chức 02 buổi tập huấn tại trường
- Tiếp tục củng cố nâng cao việc xây dựng môi trường trong ngoài lớp học, thảo luận xây dựng góc thư viện của bé và bố trí sắp xếp các góc chơi phù hợp khoa học tại các lớp.
- Chỉ đạo các lớp làm thêm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho phong phú đa dạng
- Chỉ đạo các lớp tạo môi trường giáo dục phù hợp nổi bật với chủ đề. Bổ sung đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu cho các lớp.
- Chỉ đạo, tư vấn giúp giáo viên sắp xếp không gian hợp lý: Lớp được bố trí gần giũi, quen thuộc với sinh hoạt hàng ngày của trẻ, thể hiện được nét văn hóa riêng của vùng miền; phân chia không gian, vị trí các khu vực phù hợp với diện tích
|
|
Tháng 10
|
- Sinh hoạt chuyên môn trao đổi phương pháp tổ chức các hoạt động áp dụng các tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm.
- Tổ chức hội thảo tập huấn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về nội dung thực hiện CTGDMN theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho toàn bộ các lớp mẫu giáo làm bánh, pha nước quả
|
- Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn trường, sinh hoạt chuyên môn tổ.
- Trao đổi thảo luận nội dung áp dụng các tiêu chí xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Phân công các lớp tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi thi làm bánh
Lớp MG 4 tuổi pha nước quả
- Lớp MG 3 tuổi dán đèn
|
|
Tháng 11
|
Tổ chức hoạt động giáo dục áp dụng các tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm mời phụ huynh tham dự dự kiến 80 người
- Tổ chức tiết mẫu: áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
- Lĩnh vực phát triển nhận thức: 01 hoạt động
+ 01 HĐ: lĩnh vực phát triển nhận thức: Lớp Nhà trẻ
- Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: 01 hoạt động
+ 01 HĐ Dạy trẻ kể chuyên sáng tạo: Lớp 4 tuổi 2
- Lĩnh cực phát triển nhận thức mẫu giáo 5 tuổi : Lớp 5 tuổi 1
- Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: 01 hoạt động
+ HĐ tạo hình: Lớp 3 tuổi 1
|
- Tổ chức thống nhất về yêu cầu, nội dung, phương pháp đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức trong hoạt động. Tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.
- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn các tổ họp bàn thống nhất nội dung, phương pháp tổ chức tiết học.
- Thống nhất giờ dạy. tổ chức giờ dạy cho giáo viên dự giờ giúp kinh nghiệm.
- Phân công giáo viên dạy
- Tổ chức dự giờ đóng góp ý kiến
|
|
Tháng 12
|
- Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Bố trí các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, hợp lí, linh hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ
Tổ chức hoạt động giáo dục áp dụng các tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm
- Tổ chức hoạt động mẫu áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
- Tổ chức 02 HĐ chơi ở các góc chơi
+ Lớp MG 3 tuổi
+ Lớp MG 5 tuổi
|
- Tư vấn cho giáo viên trang trí lớp học đảm bảo tính thẩm mỹ, than thiện, phù hợp với lứa tuổi: hệ thống tranh ảnh treo phù hợp với độ tuổi, màu sắc hài hòa; có sử dụng tranh ảnh là sản phẩm của trẻ, của giáo viên trong quá trình triển khai chủ đề; chữ viết to, rõ ràng- đối với MG 5 tuổi phải nổi bật môi trường chữa số và chữ cái
- Các góc hoạt động được bố trí hợp lí, thuận tiện, linh hoạt: Bố trí các góc hoạt động hợp lí đảm bảo nguyên tắc động, tĩnh; Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi; Các góc dễ dàng sắp xếp lại theo yêu cầu hoạt động của trẻ
- Chỉ đạo các lớp có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, kích thích sự phát triển của trẻ và được sắp xếp hấp dẫn, hợp lý, thể hiện tính sáng tạo của cô và trẻ
- Tổ chức thống nhất về yêu cầu, nội dung, phương pháp đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức trong hoạt động. Tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.
- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn các tổ họp bàn thống nhất nội dung, phương pháp tổ chức tiết học.
- Thống nhất giờ dạy. tổ chức giờ dạy cho giáo viên dự giờ giúp kinh nghiệm.
- Phân công giáo viên dạy
- Tổ chức dự giờ đóng góp ý kiến
|
|
Tháng 1 + 2
|
Tiếp tục cải tạo môi trường, quy hoạch vườn ra, cây cảnh
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia các hoạt động tạo môi trường cho trẻ
- Tổ chức tiệc buffe cho trẻ
- Tổ chức hội thi làm bánh chào mừng tết Nguyên Đán
|
- Tiếp tục cải tạo khu vườn rau của bé
- Tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất, trang trí bổ sung thêm sách truyện vào góc thư viện
- Bổ sung thêm sách truyện vào góc thư viên của bé
- Chỉ đạo giáo viên chăm sóc vườn rau của bé, tiếp tục trồng rau, bổ sung thêm các loại rau cho phong phú
- Trao đổi tuyên truyền phụ huynh tham gia hoạt động tổ chức tiệc cho trẻ, ủng hộ các loại bánh, nước cho trẻ
- Thống báo kết hợp phụ huynh thi gói bánh trưng thi giữa các lớp
|
|
Tháng 3
|
- Sinh hoạt trao đổi thực hiện chuyên đề hiệu quả sinh hoạt trao đổi cấp cụm trường
Tổ chức các hoạt động giáo dục áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
- Tiếp tục quy hoạch cải tạo môi trường ngoài lớp học. Có các góc, khu vực hoạt động ngoài trời được quy hoạch phù hợp, an toàn, thân thiện, tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động
|
- Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Trao đổi thống nhất cụm trường Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Đông trao đổi dự giờ các hoạt động
- Trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện chuyên đề thực hiện thành công tại đơn vị
- Chỉ đạo giáo viên tiếp tục tạo môi trường học tập cho trẻ theo từng chủ đề chú trọng trang trí làm nổi bật chuyên đề ở mỗi góc chơi, sắp xếp các góc chơi hợp lí, phù hợp với độ tuổi. Tạo khoảng không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ tự do vận động. Đầu tư đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho việc phát triển vận động của trẻ ở góc chơi. Bổ sung các loại đồ chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng hỗ trợ phát triển các nhóm cơ nhỏ cho trẻ
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc dân gian tại chân cầu thang
|
|
Thang 4
|
Tạo môi trường tích cực cho trẻ hoạt động
Tổ chức hội thi Bé khéo tay 3 độ tuổi 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi
|
- Chỉ đạo giáo viên tạo góc thiên nhiên cho trẻ trải nghiệm
- Vận động giáo viên, phụ huynh học sinh ủng hộ thêm cây xanh, chậu cảnh cho góc chơi nhà trường
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc chơi với cát, nước, thả bóng
- Xây dựng kế hoạch Hội thi Bé khóe tay
- Họp Hội cha mẹ học sinh thống nhất một số nội dung hình thức tổ chức thi cho trẻ. Mời phụ huynh cùng tham gia hoạt động với trẻ.
- Tổ chức hội thi 03 độ tuổi 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi thi vẽ, nặn, xé dán… tạo hình bằng các nguyên vật liệu
|
|
Tháng 5
|
Tổng kết rút kinh nghiệm chuyên đề giai đoạn 2 năm thưc nhất
|
- Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chuyên đề
- Kết quả đạt được, chưa đạt
|
|
Nơi nhận: K/T HIỆU TRƯỞNG
- Tổ chuyên môn: để (t/h); PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- Giáo viên, nhân viên.
Đỗ Thị Loan
|