LIÊN KẾT
Truy cập Truy cập: 98158
Truy cập Online: 3
 Công tác phòng dịch
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI NĂM 2025
  Email  |  Bản in
Thứ bảy, 19/04/2025 | 09:46.
Bệnh sởi đang có dấu hiệu bùng phát mạnh trở lại trên phạm vi toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã ghi nhận 38.807 ca nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3.447 ca dương tính và 5 trường hợp tử vong. Đây là con số đáng báo động, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tăng cường truyền thông và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Hiện nay Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.

Theo chu kỳ 5 năm, dịch sởi thường bùng phát vào các năm 2014, 2019 và nay là 2024-2025. Riêng năm 2014, hơn 110 trẻ đã tử vong do sởi. Với tốc độ lây lan mạnh và tình trạng tiêm chủng chưa đạt mức tối ưu, dịch sởi năm nay có nguy cơ nghiêm trọng hơn nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.

Bên cạnh đó, sự thay đổi thời tiết trong giai đoạn giao mùa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Giải pháp kiểm soát dịch sởi

Bộ Y tế nhấn mạnh, vaccine là công cụ quan trọng nhất để kiểm soát dịch sởi.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, trẻ nhỏ đủ 9 tháng tuổi cần được tiêm vaccine phòng sởi mũi 1 và nhắc lại mũi 2 khi đủ 18 tháng tuổi. Ngoài ra, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch để đảm bảo miễn dịch, phòng tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Sởi không chỉ gây ra các triệu chứng sốt cao, phát ban, viêm đường hô hấp mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, suy dinh dưỡng nặng. Nếu không được kiểm soát kịp thời, dịch sởi có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn trong thời gian tới.

Biện pháp phòng:

 - Giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhất là đối với học sinh, phụ huynh cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh Sởi để hợp tác với ngành y tế trong việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em.
 - Tiêm chủng mũi 1 cho tất cả trẻ em từ 9 - 11 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 cho trẻ 6 tuổi trong tiêm chủng thường xuyên. Thực hiện chiến dịch tiêm vacxin Sởi bổ sung cho trẻ ở lứa tuổi cao hơn ở vùng nguy cơ cao (nơi vẫn còn vi rút Sởi lưu hành, tỷ lệ tiêm chủng thấp…), tăng cường giám sát bệnh.

- Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay trước và sau khi ăn.

- Khuyến khích học sinh đi tiêm phòng ngừa Sởi (nếu chưa) vì đây là biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh Sởi.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng chân, móng tay gọn gàng.

- Tẩy trùng sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn CloraminB.

Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

 Trên đây là bài tuyên truyền phòng chống dịch Sởi của trường MN Cẩm Đông, chúng ta hãy cố gắng thực hiện tốt cách phòng chống bệnh Sởi để tránh mắc bệnh nhé!

Nguồn tham khảo: TTYT TP Cẩm Phả

Nguồn tin: Trường MN Cẩm Đông
Số lần đọc: 1  - Cập nhật lần cuối:  17/03/2025
Về trang trước   Bản in   Email   Về đầu trang

Tìm theo ngày:   
  Bài đã đăng
Trang chủ | Tài nguyên | Diễn đàn | Quản trị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG MẦM NON CẨM ĐÔNG 
Bản quyền thuộc về: Trường mầm non Cẩm Đông
Địa chỉ:
Số điện thoại:
E-mail:
Website: campha.edu.vn/mncamdong
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà